Cà Chua Quả Khủng Ở Lạc Dương (Lâm Đồng)

Gia đình bà Phạm Thị Thu Cúc, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đang đưa ra thị trường loại cà chua có kích cỡ “khủng” chưa từng có từ trước tới nay tại Đà Lạt.
Sau hơn 2 tháng đưa giống cà chua Beef của Hà Lan vào canh tác tại thửa đất của gia đình, bà Phạm Thị Thu Cúc khá bất ngờ vì điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Đạ Nghịt rất thích hợp cho loại cà chua giống mới này sinh trưởng và phát triển. Mỗi cây cà chua sau hai tháng rưỡi chăm sóc thì bắt đầu cho thu hoạch, một gốc từ 8 – 10kg.
Trung bình mỗi trái cà chua Beef nặng từ 4 – 6 lạng, trong đó có những trái nặng tới 1kg. Ước tính, với loại cà chua này một sào có thể cho thu về 20 tấn, với giá bán tại vườn dao động từ 15.000 – 30.000 đồng/kg, trung bình mỗi vụ cho thu nhập trên dưới 400 triệu đồng.
Điều đặc biệt, loại cà chua giống mới này trong điều kiện bình thường có thể để kéo dài tối đa lên đến cả tháng mà quả vẫn không bị hư thối.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với thị trường tiêu thụ loại cà chua giống mới này là người tiêu dùng chưa quen sử dụng, nguồn gốc cà chua còn chưa được phổ biến rộng rãi.
Một thương lái chuyên đóng cà chua Beef đi siêu thị ở TP HCM cho biết, không ít người vẫn cho rằng đó là hàng Trung Quốc lại đội lốt nông sản Đà Lạt nhằm đánh lừa người tiêu dùng bán với giá cao, mặc dù đã được người bán giải thích, loại cà chua này có xuất xứ tại xã Lát, huyện Lạc Dương.
Do tâm lý người tiêu dùng vẫn còn e ngại, hiện nay loại cà chua giống mới này của gia đình bà Cúc chủ yếu nhập vào siêu thị Metro và cửa hàng cấp tại TP HCM.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 28-3, Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) tổ chức hội nghị triển khai nhân rộng mô hình sản xuất táo, nho theo tiêu chuẩn VietGAP. Tham dự có 31 nông hộ thuộc nhóm đồng sở thích trồng táo, nho của xã Nhơn Hải.

“Hơn 80% trái thanh long ruột đỏ đạt chất lượng xuất khẩu”- Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ Nguyễn Văn Thân (ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long - Trà Vinh) nói như khoe “nhu cầu thị trường muốn ăn trái đẹp, tụi tui cùng mày mò, vuốt mấy đợt gai xanh bằng người ta rồi đó”.

Hội nông dân (ND) xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm đang xây dựng mô hình “Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và rác thải trên đồng ruộng”.

Xác định tam nông là thị trường chính để đầu tư nên vốn của Agribank “chảy” ngày càng nhiều vào lĩnh vực này. Nguồn vốn đó đã giúp rất nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu.

Tham gia CLB Khuyến nông nuôi ếch, các hộ thành viên ở thôn Thuận Hòa B, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế đã chủ động từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.