Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Chua Quả Khủng Ở Lạc Dương (Lâm Đồng)

Cà Chua Quả Khủng Ở Lạc Dương (Lâm Đồng)
Ngày đăng: 20/03/2014

Gia đình bà Phạm Thị Thu Cúc, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đang đưa ra thị trường loại cà chua có kích cỡ “khủng” chưa từng có từ trước tới nay tại Đà Lạt.

Sau hơn 2 tháng đưa giống cà chua Beef của Hà Lan vào canh tác tại thửa đất của gia đình, bà Phạm Thị Thu Cúc khá bất ngờ vì điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Đạ Nghịt rất thích hợp cho loại cà chua giống mới này sinh trưởng và phát triển. Mỗi cây cà chua sau hai tháng rưỡi chăm sóc thì bắt đầu cho thu hoạch, một gốc từ 8 – 10kg.

Trung bình mỗi trái cà chua Beef nặng từ 4 – 6 lạng, trong đó có những trái nặng tới 1kg. Ước tính, với loại cà chua này một sào có thể cho thu về 20 tấn, với giá bán tại vườn dao động từ 15.000 – 30.000 đồng/kg, trung bình mỗi vụ cho thu nhập trên dưới 400 triệu đồng.

Điều đặc biệt, loại cà chua giống mới này trong điều kiện bình thường có thể để kéo dài tối đa lên đến cả tháng mà quả vẫn không bị hư thối.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với thị trường tiêu thụ loại cà chua giống mới này là người tiêu dùng chưa quen sử dụng, nguồn gốc cà chua còn chưa được phổ biến rộng rãi.

Một thương lái chuyên đóng cà chua Beef đi siêu thị ở TP HCM cho biết, không ít người vẫn cho rằng đó là hàng Trung Quốc lại đội lốt nông sản Đà Lạt nhằm đánh lừa người tiêu dùng bán với giá cao, mặc dù đã được người bán giải thích, loại cà chua này có xuất xứ tại xã Lát, huyện Lạc Dương.

Do tâm lý người tiêu dùng vẫn còn e ngại, hiện nay loại cà chua giống mới này của gia đình bà Cúc chủ yếu nhập vào siêu thị Metro và cửa hàng cấp tại TP HCM.


Có thể bạn quan tâm

Thiếu Hụt Tôm Do Dịch EMS Còn Kéo Dài Trong Một Vài Năm Tới Thiếu Hụt Tôm Do Dịch EMS Còn Kéo Dài Trong Một Vài Năm Tới

Theo Matthew Briggs, cố vấn nuôi trồng thủy sản của công ty Ridley Aquafeed với hơn chục năm kinh nghiệm trong ngành tôm Đông Nam Á, thiếu hụt do Hội chứng EMS khắp châu Á nhiều khả năng sẽ kéo dài ít nhất trong vài năm tới, thậm chí “có thể lâu hơn”

09/09/2013
Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Tôm Tại Một Số Địa Phương Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Tôm Tại Một Số Địa Phương

Thời gian qua, dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi liên tiếp diễn ra khiến nhiều hộ nuôi lao đao. Không chỉ gây nên thiệt hại về kinh tế, dịch bệnh còn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tôm là một trong những loài thủy sản được nuôi phổ biến do mang lại giá trị cao.

09/09/2013
Khảo Sát Tỷ Lệ Hao Hụt Của Lươn Nuôi Từ Nguồn Giống Khai Thác Tự Nhiên Khảo Sát Tỷ Lệ Hao Hụt Của Lươn Nuôi Từ Nguồn Giống Khai Thác Tự Nhiên

Theo kết quả khảo sát vào đầu năm 2013 của Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu về tỷ lệ hao hụt của lươn nuôi từ nguồn giống khai thác tự nhiên ở địa bàn xã Tân An thuộc thị xã Tân Châu cho thấy: Tỷ lệ hao hụt trung bình của lươn nuôi ở các mô hình nuôi lươn thương phẩm là: 59,27% .

09/09/2013
Khai Thác, Nuôi Trồng Thuỷ Sản Ở Vân Đồn Khai Thác, Nuôi Trồng Thuỷ Sản Ở Vân Đồn

Trong những năm qua, ngành Thuỷ sản Vân Đồn (Quảng Ninh) có những bước phát triển mạnh. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản hàng năm đều đạt ở mức cao. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi nhuyễn thể, đã trở thành thế mạnh phát triển kinh tế của huyện Vân Đồn.

09/09/2013
Phát Triển Chăn Nuôi Bò Phát Triển Chăn Nuôi Bò

Việc nuôi bò không chỉ có 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang), mà ngay cả vùng đầu nguồn, các huyện cù lao và ven sông Hậu cũng phát triển mạnh. Mô hình “2b” (trồng bắp và nuôi bò) trở nên phổ biến, khi nông dân tận dụng phụ phẩm trồng trọt để chăn nuôi, vừa giải quyết việc làm, vừa tăng thu nhập cho gia đình ở nông thôn.

09/09/2013