Cà Chua Beef Lập Đỉnh, Giá 30.000 Đ/kg

Bà Phạm Thị Thu Cúc, chủ nông trại cà chua Beef tại thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) cho biết, hiện giá cà chua Beef xuất tại vườn là 30.000 đ/kg, giá cao nhất trong nhiều tháng qua.
Trong khi đó, tại huyện Đơn Dương, thương lái đang thu mua cà chua thường với giá 7.000 đ/kg, cao nhất từ đầu năm đến nay. Như vậy, với năng suất bình quân đạt 8 tấn/1.000 m2 (sào), nhà vườn thu về trên dưới 30 triệu đồng tiền lãi sau khi đã trừ chi phí.
Theo bà Phạm Thị Thu Cúc, nguyên nhân khiến giá cà chua tăng cao trong thời gian qua là hiện đã hết cà chua chính vụ, thời tiết không thuận lợi nên năng suất và sản lượng cà chua giảm mạnh so với trước đây. Trong khi tại vùng chuyên canh cà chua lớn nhất cả nước là huyện Đơn Dương, từ đầu năm đến nay do không bán được hàng hoặc bán với giá rất rẻ đã khiến nhiều nhà vườn không còn mặn mà, họ phá bỏ để chuyển sang trồng loại hoa màu khác. Nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong khi sản lượng cà chua tụt giảm đáng kể là nguyên nhân khiến giá cả tăng vọt.
Người dân trồng cà chua tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương còn cho biết, dịch bệnh trên cây cà chua, nhất là nạn ruồi vàng đã khiến cà chua trái vụ đã ít quả nay còn hư thối. Năng suất và sản lượng cà chua đang giảm mạnh. Rất có thể trong thời gian tới giá cả loại mặt hàng này sẽ vẫn còn tăng do khan hiếm hang.
Có thể bạn quan tâm

Dự án Hệ thống thủy lợi Cầu Sập được triển khai, tuyến đê ven sông Hàm Luông định hình. Những hộ dân có đất canh tác nằm ngoài tuyến đê, ven sông Hàm Luông là vùng quy hoạch nuôi tôm biển. Phần đất nằm phía trong tuyến đê, được ngọt hóa tức ngoài vùng quy hoạch nuôi tôm biển.

Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bắc Giang, nhưng nơi ông Nguyễn Đức Tiến (65 tuổi) lập nghiệp là ấp 3, xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai). Nhìn cơ ngơi, tài sản hiện có của người nông dân này, mấy ai biết được khi khởi nghiệp ông chỉ có hai bàn tay trắng.

Thấy giống thỏ Newzealand tăng trưởng nhanh, thịt ngon, dễ tiêu thụ, chị Nguyễn Thị Mách, thôn Thượng 1, xã An Châu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, vận động một số hộ thành lập Câu lạc bộ (CLB) chăn nuôi thỏ.

Từ 16 đến 23 - 6, Chi cục Thủy sản tiến hành thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực trên địa bàn tỉnh Dak Lak năm 2014 nhằm phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, góp phần nâng cao sinh kế cho cộng đồng đang sinh sống bằng nghề khai thác xung quanh các thủy vực

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Dầu Tiếng, hiện toàn huyện có 73 hộ nuôi động vật hoang dã với tổng số 14 loài, tổng đàn 5.137 con. Trong đó, loài động vật hoang dã được nuôi nhiều nhất ở Dầu Tiếng là cá sấu với 2.385 con.