Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Chết Trắng, Người Dân Đắng Lòng Ở Thừa Thiên Huế

Cá Chết Trắng, Người Dân Đắng Lòng Ở Thừa Thiên Huế
Ngày đăng: 19/05/2012

Trong mấy ngày qua, nhiều hộ nông dân nuôi cá lồng trên sông Bồ (huyện Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) hốt hoảng khi phát hiện cảnh cá chết và nổi trắng trên mặt sông.

Đến chiều ngày 14/5, cá chết trên sông Bồ vẫn nổi trắng xóa. Cá chết nằm rải từng đám trên mặt, trong lồng cá khiến người dân nơi đây đứng ngồi không yên. Theo Hội Nông dân xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, khoảng ngày 12-5, hàng chục hộ dân nuôi cá lồng tại khu vực sông Bồ náo động khi phát hiện một đoạn sông dài khoảng 2km, xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, thuộc khu vực thôn Phước Yên và La Vân Thượng.

Anh Nguyễn Hữu Lộc (34 tuổi), ở thôn La Vân Thượng, xã Quảng Thọ cho biết: “Không hiểu vì sao cá ở trên sông Bồ (khoảng hơn 200 lồng, của 80 hộ dân) lại bị chết hàng loạt. Ngày nào tôi và một số người dân cũng vớt được vài chục kg cá. Chưa bao giờ thấy cá chết nhiều như thế này”.

Theo Hội Nông dân xã Quảng Thọ, loại cá bị chết gồm cá trắm cỏ, cá gáy… Số cá bị chết thường từ 0,5 kg đến 2 kg, chuẩn bị vào mùa thu hoạch để đưa ra thị trường với giá khoảng 45.000 đồng/kg. Tình trạng cá chết hàng loạt đã xảy ra nhiều năm nay trên đoạn sông này, tuy nhiên chính quyền địa phương xã Quảng Thọ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.

Anh Phan Hữu Hồng, một hộ nuôi cá ở thôn Phước Yên ngậm ngùi: “Đợt này tôi thả 400 con cá giống trắm cỏ từ 0.8 – 1 kg, nay mỗi con vào khoảng 2.5 – 3 kg, định thúc ít tháng nữa là có thể thu hoạch nhưng bây giờ thì mất trắng cả chì lẫn chài”. Nhiều hộ gần đó tiến hành kéo bè ra xa để tránh nguồn nước ô nhiễm nhưng vẫn không tránh khỏi hoàn cảnh tương tự. Phần lớn bà con vay tiền của ngân hàng để mua giống, ngờ đâu bây giờ lãi chẳng thấy mà vốn cũng mất tiêu, chưa kể công bứt cỏ, chăm sóc. “Điều đáng nói ở đây là lấy đâu ra giống để thả vào lồng và liệu cá thả vào có tiếp tục bị chết không, nếu chờ qua đợt dịch này thì lại không tìm đâu ra giống. Nhiều hộ dân đang túng bước trong kế sinh nhai”, anh Hồng cho biết thêm.

Sau khi xác minh thực tế, Hội Nông dân xã Quảng Thọ thống kê có khoảng hơn 200 lồng cá của 80 hộ dân bị thiệt hại, ước tính khoảng hơn 50 tấn với tổng số tiền lên đến mấy trăm triệu đồng. Ông Nguyễn Hữu Việt, Chủ nhiệm HTX Quảng Thọ cho biết, tình trạng cá chết xảy ra trong 5 ngày nay. Bà con trong thôn kéo nhau đi vớt cá, ít thì vài chục kg/ngày, còn nhiều thì chừng nửa tạ cá. Người dân địa phương cho biết thêm, cá chết là do ô nhiễm môi trường từ nước thải của các hộ dân chưa qua xử lý hoặc do ô nhiễm từ các chất độc hại như thuốc trừ sâu, và các loại thuốc từ các ao nuôi tôm cá xả ra gây ô nhiễm đoạn sông dài hơn 10 km này. Nhiều người dân lợi dụng cá chết đã đi dọc ven bờ hoặc lội ra sông để vớt cá chết đem về làm thức ăn cho gia súc.

Sáng 14/5, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ Hoàng Công Phong cho biết, xã Quảng Thọ phối hợp với các ngành chức năng tiến hành lấy mẫu nước để làm các xét nghiệm, tìm nguyên nhân đồng thời kiểm tra toàn tuyến sông để có biện pháp khắc phục.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Thâm Canh Cá Rô Phi Thu Lãi Hơn 65 Triệu Đồng/ha Mô Hình Thâm Canh Cá Rô Phi Thu Lãi Hơn 65 Triệu Đồng/ha

Dự án được Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai từ tháng 5-2014 đến hết tháng 5-2015, tại các xã: Lương Phú, Kha Sơn, Tân Hòa và Bảo Lý với quy mô 1,5ha, bao gồm 11 hộ dân tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 60% giá giống, 30% giá thức ăn công nghiệp và tập huấn khoa học kỹ thuật về biện pháp thâm canh, vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho cá.

05/12/2014
Tổ Hợp Tác Nuôi Thỏ Thiện Nghiệp Tổ Hợp Tác Nuôi Thỏ Thiện Nghiệp

“Năm 2012, tôi bắt đầu nuôi thỏ quy mô nhỏ ở gia đình. Vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, đến nay tôi nhận thấy đây là mô hình có nhiều ưu điểm như tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương, ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém.

05/12/2014
Nông Dân Miền Trung Trồng Ớt Cay Hái Quả Đắng Nông Dân Miền Trung Trồng Ớt Cay Hái Quả Đắng

Vào tháng 1-2014, Báo SGGP đã có bài “Đừng để nông dân chịu cay”, phản ánh việc bà con nông dân ở tỉnh Nghệ An trồng ớt từ nguồn cung cấp giống của một người Trung Quốc. Một số địa phương vẫn âm thầm gieo trồng bất chấp những cảnh báo về dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Đến nay, ớt đã vào kỳ thu hoạch, nhưng không như lời hứa sẽ thu mua sản phẩm, thương lái Trung Quốc một đi không trở lại.

19/07/2014
Phát Triển Vùng Cây Dược Liệu Cần Tuân Thủ Quy Hoạch Và Tránh Ồ Ạt Phát Triển Vùng Cây Dược Liệu Cần Tuân Thủ Quy Hoạch Và Tránh Ồ Ạt

Lào Cai có đặc điểm khí hậu, địa hình thích hợp để phát triển nhiều loại cây dược liệu. Những năm gần đây, nhiều gia đình đã trồng cây dược liệu làm hàng hóa, đem lại thu nhập khá và ổn định. Tỉnh có chủ trương không mở rộng diện tích trồng cây dược liệu ồ ạt, mà dựa trên cơ sở phân tích thị trường, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

05/12/2014
Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt

Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát (Bình Định) vừa tổng kết mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐV108 trên ruộng nhiễm phèn, mặn vụ Hè Thu ở xã Cát Minh.

19/07/2014