Cá chết trắng bè, người nuôi cá đem đến đổ trước nhà máy
Ngày 6-9, người dân nuôi cá lồng bè dưới cầu Chà Và, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bức xúc về việc cá nuôi chết trắng khiến nhiều người chỉ sau một đêm trở nên trắng tay.
Chỉ sau một đêm cá đồng loạt chết trắng lồng
Ông Dương Văn Hùng (ngụ thôn 5, xã Long Sơn) cho biết từ khoảng 12 giờ, rạng sáng 6-9 ông phát hiện tình trạng cá ngoi lên mặt nước. Soi nước thấy có màu đen, bốc mùi hôi thối. Đến sáng sớm cùng ngày, 15.000 con cá chim và 3.000 con cá bớp giống cùng chết trắng lồng khiến ông Hùng chết lặng. Là bè cá thiệt hại nặng nhất, ông Hùng đau xót: “Toàn bộ tài sản đều đổ xuống bè để nuôi cá. Thiệt hại đợt này của tôi mất hơn 1 tỉ đồng”.
Không chỉ riêng ông Hùng mà khoảng 15 hộ dân nuôi cá lồng bè tại cầu Chà Và đều bị thiệt hại khi chỉ trong một đêm hàng ngàn con cá giống và cá nuôi đồng loạt chết sạch. Khi rọi đèn thấy nước ô nhiễm chảy về, nhiều người đã dùng cánh quạt của các cano chở hàng đẩy nước ô nhiễm đi để tránh cho cá ngợp chết nhưng không có hiệu quả.
Được biết, số tiền đầu tư để nuôi cá đa phần người dân đều vay của ngân hàng hoặc vay ngoài với lãi suất cao. Tình trạng cá chết thường xuyên khiến nhiều người đổ nợ đã “treo” bè, thậm chí có người bỏ bè, bỏ trốn.
Người nuôi cá điêu đứng khi trắng tay
Tình trạng cá chết đột ngột trên sông Chà Và không chỉ mới xảy ra mà đã xảy ra nhiều năm qua. Theo ghi nhận của phóng viên, chỉ trong thời gian 2 tháng trở lại đây đã 3 lần xảy ra tình trạng trên. Tuy nhiên, lần này mức độ nghiêm trọng hơn khiến người dân bức xúc và lo lắng.
Theo các hộ nuôi cá, nguyên nhân khiến cá chết là do nước thải ở một số nhà máy chế biến hải sản nằm gần cổng xả số 6 của khu chế biến thủy sản xã Tân Hải, huyện Tân Thành đổ trực tiếp ra sông khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Sự việc đã được người dân nhiều lần báo lên các cơ quan chức năng TP Vũng Tàu, huyện Tân Thành cũng như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhưng vẫn chưa được xử lý triệt để.
Quá bức xúc trước sự việc trên, trưa 6-9, hàng chục hộ dân đã chở xác cá chết đến một số nhà máy chế biến hải sản đổ trước cổng và yêu cầu cơ quan chức năng sớm có câu trả lời để giải quyết dứt điểm sự việc trên. Nhiều người đã khóc khi bè cá của mình chết không còn một con.
Quá bức xúc, các hộ nuôi cá bè mang cá chết đến các cơ sở chế biến hải sản để đổ
Sau khi nhận được thông tin phản ánh, ông Trần Tiến Dũng, Phó Phòng Kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ môi trường- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã đến ghi nhận vụ việc. Ông cho biết sắp tới UBND tỉnh sẽ thành lập ban thanh tra liên ngành để kiểm tra những cơ sở sản xuất chế biển hải sản và giải quyết vụ việc trên. Cũng trong ngày, sở TNMT đã lấy mẫu nước, mẫu cá để mang đi đi xét nghiệm.
Có thể bạn quan tâm

Như nhiều địa phương khác trong tỉnh, mặc dù đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới do hạn hán kéo dài nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, hướng dẫn kịp thời của ngành chức năng và chính quyền địa phương nên nông dân huyện Mang Yang vẫn đẩy nhanh tiến độ gieo trồng, hướng tới hoàn tất công tác gieo trồng vụ mùa năm 2015 đúng thời vụ.
Theo kế hoạch, năm 2015 huyện Bắc Mê triển khai trồng mới 7.500 ha rừng lâm nghiệp xã hội nhưng đến thời điểm này, tổng diện tích các hộ gia đình đã đăng ký trồng rừng chỉ mới đạt hơn 50% kế hoạch (gần 4 nghìn ha); diện tích trồng rừng mới được trên 1.125 ha. Để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, huyện Bắc Mê đang tập trung mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, quyết tâm thực thiện hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao.

Đã bao đời nay, người dân ở Mèo Vạc chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu nước, thiếu đất sản xuất và gần như năm nào cũng gánh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra. Vì thế, nhiều gia đình khó thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cùng với đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa, đang tạo ra hướng đi giúp người nông dân từng bước giảm nghèo bền vững.

Hiện nay, cùng với nhiều mô hình kinh tế đang được người dân xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, thực hiện thì mô hình chăn nuôi trâu đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người nông dân ổn định cuộc sống.

Những năm gần đây, huyện Nghĩa Hưng đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống và mùa vụ theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật gắn với tổ chức thực hiện cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ở cả 2 vụ. Cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất để chủ động mùa vụ, chuyển mạnh sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Mở rộng diện tích cây màu vụ đông để nâng cao thu nhập và lợi nhuận cho nông dân trên đơn vị diện tích, đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.