Cá chết hàng loạt vì ô nhiễm, dân ấm ức mang đến UBND tỉnh
Trao đổi với báo Dân Trí về việc cá chết hàng loạt do ô nhiễm môi trường, ông Dương Văn Hùng (ngụ thôn 5, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu) cho biết, khoảng nửa đêm 5/9, về sáng ngày 6/9, khi ra kiểm tra bè cá thì phát hiện tình trạng cá dựng thân ngoi lên mặt nước. Khi kiểm tra nguồn nước thấy có màu đen, bốc mùi hôi thối.
Đến sáng thì 15.000 con cá chim và 3.000 con cá bớp giống đồng loạt chết trắng lồng. Thiệt hại ước tính gần một tỷ đồng.
Nhiều hộ dân đã tấm tức khóc trước cảnh cá chết hàng loạt ở làng bè Long Sơn (Bà Rịa Vũng Tàu)
Ngoài hộ của ông Hùng còn 15 hộ dân cũng lâm vào tình trạng như ông. Số tiền đầu tư để nuôi cá đa phần người dân đều vay của ngân hàng hoặc vay ngoài với lãi suất cao, nay tất cả đều mất hết, chỉ còn lại nợ nần và lãi vay chồng chất. Theo người dân tại đây, nhiều năm qua tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Chà Và xảy ra liên tục.
Tuy nhiên, lần này mức độ nghiêm trọng hơn khiến người dân bức xúc và lo lắng khi đầu tư rất nhiều tiền bạc và công sức vào bè cá. Các hộ dân phản ánh, nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt như vậy là do nước thải ở một số nhà máy chế biến hải sản nằm gần cổng xả số 6 của khu chế biến thủy sản xã Tân Hải, huyện Tân Thành đổ trực tiếp ra sông khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
Sau khi nước thải đổ ra, mắt thường nhìn thấy nước sẽ chuyển sang màu đen, liền sau đó cá lờ đờ bỏ ăn và chỉ trong một đêm, hàng vạn xác cá nổi trên mặt nước. Sự việc đã được người dân nhiều lần báo lên huyện, lên tỉnh nhưng vẫn chưa thể xử lý triệt để.
Một phần trong số cá chết hàng loạt do ô nhiễm môi trường mà người dân chở đến UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Bức xúc trước sự việc trên, trưa 6/9, hàng chục hộ dân làng bè Long Sơn đã chở xác cá chết đến đổ tại cổng một số nhà máy chế biến hải sản để phản đối và yêu cầu cơ quan chức năng sớm có câu trả lời để giải quyết dứt điểm sự việc trên. Không dừng lại ở đó, đến khoảng 10h sáng nay 7/9, hơn 40 hộ dân nuôi cá ở lồng bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn tiếp tục chở hàng trăm ký cá chết đến UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để phản đối việc các công ty chế biến hải sản gây ô nhiễm.
Ngay sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Nguyễn Văn Trình cùng đại diện các sở, ngành đã tổ chức gặp mặt các hộ dân để nghe ý kiến của người dân. Đại diện các hộ dân cho lãnh đạo tỉnh biết, từ nhiều năm qua cá nuôi lồng bè của họ liên tục bị nước ô nhiễm từ các công ty chế biến hải sản trên địa bàn xã Tân Hải, huyện Tân Thành xả ra sông làm cá chết hàng loạt.
Người dân làng bè Long Sơn đứng chờ gặp lãnh đạo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để phản ánh tình trạng cá chết hàng loạt
Tại buổi gặp mặt bà con xã Long Sơn, ông Nguyễn Văn Trình cho biết trong tuần này sẽ yêu cầu 18 công ty, nhà máy chế biến hải sản ở xã Tân Hải tạm ngừng sản xuất để cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân cá nuôi lồng bè chết trên sông Chà Và. “Nếu các công ty, nhà máy này gây ô nhiễm nước sông, làm cá chết thì UBND tỉnh sẽ buộc họ bồi thường thiệt hại cho người dân”, Chủ tịch Nguyễn Văn Trình khẳng định.
Sau đó, ông Trình đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì, thành lập đoàn kiểm tra, tìm nguyên nhân cá chết để trả lời cho người dân trong thời gian 20 ngày, báo Thanh Niên đưa tin.
Có thể bạn quan tâm

Các loại cây trồng có diện tích gieo trồng đạt cao như: lúa nước 26.107 ha, đạt 98,1%; bắp 3.637 ha, đạt 72%, mía trồng mới 6.726 ha, đạt 84% và đậu các loại 2.406 ha… Các địa phương xuống giống đạt và vượt kế hoạch cao như: Kông Chro 3.497 ha, đạt 102%; Phú Thiện 8.401 ha, đạt 100%; Ia Pa 7.718 ha đạt 103%...

Đã thành truyền thống, sau những ngày vui Xuân, nông dân các địa phương trong tỉnh quay trở lại với việc đồng áng. Những ngày đầu Xuân đi khắp các cánh đồng lúa nước, cà phê, hồ tiêu… đâu đâu cũng thấy sự phấn khởi trên nét mặt của người nông dân, ai cũng cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mọi điều suôn sẻ sẽ đến trong năm mới 2015.

Xã Tân An là một trong những vựa rau lớn của Gia Lai nói chung và huyện Đak Pơ nói riêng. Thế nhưng những ngày qua, bầu không khí ảm đạm đang bao trùm khắp nơi đây, bởi lẽ người dân phải bán tống bán tháo hoa màu, thậm chí phá bỏ cho gia cầm, gia súc ăn vì giá quá rẻ.

Để thúc đẩy nền nông nghiệp huyện nhà phát triển theo hướng bền vững, ngành Nông nghiệp huyện Kbang đã tích cực triển khai nhiều biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân trên địa bàn huyện, tiến tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Sáng mùng 2 Tết, sau bữa cơm quần tụ với con cháu, gia đình, bác Lê Thị Tình (54 tuổi), ở làng Bi, xã Ia Dom đã tranh thủ lặn lội lên vườn cách nhà hơn 2 km để nhặt hạt điều. “Vườn xa nhà nên sợ mất trộm, Tết nhất vẫn tranh thủ đi nhặt hạt từ các quả chín rụng xuống đất. Thấy của phơi ngoài vườn ngồi không yên được, bởi tiền bạc lo lắng mọi việc, kể cả con cái học hành đều trông cả vào đó”- bác Tình, tâm sự.