Cá Chết Hàng Loạt Tại Hồ Thiền Quang

Trong cái nắng gay gắt giữa trưa, mùi tanh nồng, hôi thối bốc lên nồng nặc quanh Hồ Thiền Quang (Hà Nội).
Tại góc hồ ở đường Nguyễn Du và Trần Bình Trọng, cá lớn, cá bé chết nổi lên dạt vào góc Hồ thành từng mảng lớn. Nhiều công nhân tham gia vớt cá chết liên tục từ sáng đến chiều không ngơi nghỉ mà lượng cá chết vẫn chưa giảm.
Một công nhân của Xí nghiệp thoát nước số 3 (Công ty thoát nước Hà Nội) vừa đổ cá chết thu gom được trên Hồ vào xe thu gom rác vừa chia sẻ với chúng tôi: Từ sáng đến giờ (15.30 phút ngày 15-9) chúng tôi đã vớt đến cả tấn cá chết. Lượng cá chết vài hôm trước chỉ rải rác, nhưng sáng hôm nay tăng đột biến, chúng tôi phải huy động thêm công nhân đến vớt cá chết".
Cùng chứng kiến cảnh công nhân vớt cá chết trên Hồ, một công nhân thuộc Công ty TNHH Một thành viên cây xanh Hà Nội đang tỉa cây trên vỉa hè của Hồ cho biết thêm: Sáng chủ nhật cá ở Hồ vẫn được đánh để bán, nhưng đến sáng ngày (15-9) thì cá chết hàng loạt, công nhân phải rất vất vả vớt cá mà mùi hôi thối vẫn rất trầm trọng…
Đề nghị các cơ quan chức năng xác định nguyên nhân, tìm giải pháp ngăn chặn hiện tượng cá chết hàng loạt và khắc phục ô nhiễm môi trường của Hồ Thiền Quang.
Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các cơ sở này sản xuất từ 20 - 22 tỷ con tôm pots giống cung ứng cho thị trường, đáp ứng khoảng 60 - 70% nhu cầu con giống trong tỉnh. Lượng giống sản xuất không chỉ cung ứng trong tỉnh mà còn được các cơ sở xuất bán ở một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Đồng thời, một số cơ sở cũng nhập tôm giống ở các tỉnh miền Trung về bán.

Đó là ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ở phường Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Người địa phương nói vô vuông cá chình nhà ông Bảy Ánh chỉ có 500m, nhưng chúng tôi phải dò dẫm trên “con đê” trơn nhớt mất gần cả tiếng đồng hồ mới tới nhà ông.

Trên 10 km đê tả sông Hồng chạy qua địa bàn, trên 600 ha đất bãi… đây là những điều kiện thuận lợi để huyện Kim Động (Hưng Yên) đẩy mạnh khai thác tiềm năng chăn nuôi đại gia súc ở các xã ven đê.

Nhằm góp phần tạo nguồn thu nhập cho các hộ gia đình ở miền núi và bảo vệ rừng bền vững, đặc biệt là cung cấp nguồn dược liệu quý hiếm để xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã xây dựng thành công mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng kể từ năm 2013 đến nay.

Tại huyện Long Thành (Đồng Nai), hầu hết trong số 1.600 hécta bắp vụ hè - thu năm nay đều phát triển tốt, cho trái to, đều hạt với năng suất từ 5,5 đến hơn 8 tấn/hécta. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, bắp tươi bán tại rẫy chỉ có giá 3.800 đồng/kg, sau đó giảm xuống còn khoảng 2.800 đồng/kg.