Cá Chết Hàng Loạt Tại Hồ Thiền Quang

Trong cái nắng gay gắt giữa trưa, mùi tanh nồng, hôi thối bốc lên nồng nặc quanh Hồ Thiền Quang (Hà Nội).
Tại góc hồ ở đường Nguyễn Du và Trần Bình Trọng, cá lớn, cá bé chết nổi lên dạt vào góc Hồ thành từng mảng lớn. Nhiều công nhân tham gia vớt cá chết liên tục từ sáng đến chiều không ngơi nghỉ mà lượng cá chết vẫn chưa giảm.
Một công nhân của Xí nghiệp thoát nước số 3 (Công ty thoát nước Hà Nội) vừa đổ cá chết thu gom được trên Hồ vào xe thu gom rác vừa chia sẻ với chúng tôi: Từ sáng đến giờ (15.30 phút ngày 15-9) chúng tôi đã vớt đến cả tấn cá chết. Lượng cá chết vài hôm trước chỉ rải rác, nhưng sáng hôm nay tăng đột biến, chúng tôi phải huy động thêm công nhân đến vớt cá chết".
Cùng chứng kiến cảnh công nhân vớt cá chết trên Hồ, một công nhân thuộc Công ty TNHH Một thành viên cây xanh Hà Nội đang tỉa cây trên vỉa hè của Hồ cho biết thêm: Sáng chủ nhật cá ở Hồ vẫn được đánh để bán, nhưng đến sáng ngày (15-9) thì cá chết hàng loạt, công nhân phải rất vất vả vớt cá mà mùi hôi thối vẫn rất trầm trọng…
Đề nghị các cơ quan chức năng xác định nguyên nhân, tìm giải pháp ngăn chặn hiện tượng cá chết hàng loạt và khắc phục ô nhiễm môi trường của Hồ Thiền Quang.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu (XK) cua ghẹ của Việt Nam đạt hơn 60,7 triệu USD, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Hiện thị trường XK cũng đã được mở rộng hơn, các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam đã xuất sang được 34 thị trường.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)- chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về sự phát triển của ngành thủy sản hiện nay.

ĐBSCL đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, trong đó lúa gạo là khâu đột phá.

Tuy phải cạnh trạnh khốc liệt với nhiều loại trái cây nhập khẩu với mẫu mã đẹp và giá cả ổn định hơn nhưng trái cây nội vẫn chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.

Qua 2 năm thực hiện đề án “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, đã có 10/13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL xây dựng được đề án và kế hoạch hành động. Trên cơ sở này, các tỉnh đã bắt tay vào tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi gia súc, gia cầm dựa theo lợi thế cạnh tranh đang mang lại hiệu quả thiết thực.