Cá Chết Hàng Loạt Tại Hồ Thiền Quang

Trong cái nắng gay gắt giữa trưa, mùi tanh nồng, hôi thối bốc lên nồng nặc quanh Hồ Thiền Quang (Hà Nội).
Tại góc hồ ở đường Nguyễn Du và Trần Bình Trọng, cá lớn, cá bé chết nổi lên dạt vào góc Hồ thành từng mảng lớn. Nhiều công nhân tham gia vớt cá chết liên tục từ sáng đến chiều không ngơi nghỉ mà lượng cá chết vẫn chưa giảm.
Một công nhân của Xí nghiệp thoát nước số 3 (Công ty thoát nước Hà Nội) vừa đổ cá chết thu gom được trên Hồ vào xe thu gom rác vừa chia sẻ với chúng tôi: Từ sáng đến giờ (15.30 phút ngày 15-9) chúng tôi đã vớt đến cả tấn cá chết. Lượng cá chết vài hôm trước chỉ rải rác, nhưng sáng hôm nay tăng đột biến, chúng tôi phải huy động thêm công nhân đến vớt cá chết".
Cùng chứng kiến cảnh công nhân vớt cá chết trên Hồ, một công nhân thuộc Công ty TNHH Một thành viên cây xanh Hà Nội đang tỉa cây trên vỉa hè của Hồ cho biết thêm: Sáng chủ nhật cá ở Hồ vẫn được đánh để bán, nhưng đến sáng ngày (15-9) thì cá chết hàng loạt, công nhân phải rất vất vả vớt cá mà mùi hôi thối vẫn rất trầm trọng…
Đề nghị các cơ quan chức năng xác định nguyên nhân, tìm giải pháp ngăn chặn hiện tượng cá chết hàng loạt và khắc phục ô nhiễm môi trường của Hồ Thiền Quang.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình luân canh lúa- tôm sú đã và đang phát triển trên vùng đất nhiễm phèn, mặn ở đất Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) khá lâu. Hiện nay do thoái hoá giống, năng suất lúa không được cao và luôn bị sâu bệnh tấn công nhất là bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

Vụ xuân năm 2014, toàn tỉnh Thái Bình gieo cấy được 80.679 ha, trong đó gieo thẳng đạt 28.662 ha, chiếm 35,5% so với tổng diện tích gieo cấy, tăng gần 7.000 ha so với vụ xuân năm 2013.

Khác với không khí tất bật, hồ hởi trong những ngày thu hoạch rộ của những năm trước, vụ hành 2014 nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đối mặt nguy cơ trắng tay vì sự tấn công của sâu bệnh hại hành.

Hơn một tuần nay, giá ớt trên thị trường đột ngột giảm mạnh, khiến hàng trăm hộ trồng ớt ở các huyện: Mỹ Tú, Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cầm chắc phần lỗ, mùa ớt năm nay càng thêm “cay”.

Hơn các cây trồng khác, cây quế là cây trồng khi đến tuổi khai thác có thể tận thu cả vỏ, thân, lá, cành và có giá trị kinh tế cao. Từ những năm 2000, cây quế đã giúp nhiều hộ dân của xã Đại Sảo (Chợ Đồn - Bắc Kạn) có cuộc sống ấm no, sung túc hơn và đã thật sự là cây trồng giúp xóa đói giảm nghèo bền vững ở địa phương này.