Cá Chết Do Mật Độ Nuôi Quá Dày

Ngày 15-6, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, nguyên nhân cá dìa, kình nuôi xen ghép trên phá Tam Giang bị chết là do năm 2012 thời tiết không xảy ra mưa lũ nên các ao, hồ trước khi thả nuôi con giống không được rửa sạch; nắng nóng kèm theo mưa giông những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho các loại ký sinh trùng gây hại sinh sôi. Ngoài ra, các hộ nuôi thả cá với mật độ quá dày 15-20 con/m², trong khi quy định cá dìa, kình thả 2 con/m² khiến cá chậm lớn, bị ngạt và sinh ra dịch bệnh.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên – Huế khuyến cáo, các ao nuôi xen ghép nếu cá, tôm chết vẫn tiếp tục thả nuôi các đối tượng khác thì phải đóng cống không cho nước rò rỉ ra môi trường. Dùng clorin, vôi rải đều quanh bờ đê và khu vực ao nuôi, cống cấp và thoát nước để giảm thiểu tối đa mầm bệnh lây lan sang các ao nuôi khác. Sử dụng thuốc tím, formol nồng độ thích hợp… tiêu diệt mầm bệnh trong ao, tái tạo môi trường để tiếp tục nuôi các đối tượng xen ghép khác.
Cùng ngày, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, đã cấp kinh phí 562 triệu đồng từ ngân sách dự phòng địa phương năm 2013 cho Chi cục Thú y tỉnh mua hóa chất phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Thống kê từ Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị, dịch bệnh đốm trắng và hội chứng hoại tử gan tụy đã làm chết hàng chục vạn con tôm sú và thẻ chân trắng giống vừa thả nuôi trên 70ha ao hồ nước lợ tại hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh. Dịch bệnh tiếp tục lây trên diện rộng khi người dân chủ yếu mua con giống trôi nổi trên thị trường không qua kiểm dịch.
Có thể bạn quan tâm

Cá Còm còn gọi là cá Nàng hai, sống ở nước ngọt và lợ, đây là loại cá có chất lượng thịt ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn cao cấp. Hiện tại loài cá này bị khai thác quá mức, đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Tuy nhiên, những năm gần đây có nhiều cơ sở, trung tâm nghiên cứu và sinh sản thành công loài cá còm này và cung cấp giống cho người nuôi, không phải phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên.

Khu vực miền núi tỉnh Nghệ An có hàng trăm hồ đập thủy lợi nhỏ và hàng ngàn ao chuôm. Xác định đây là môi trường rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nên thời gian qua hệ thống KN-KN đã tập trung xây dựng các mô hình ương nuôi cá giống...

Cánh đồng mẫu (CĐM) nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) được thực hiện tại xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Qua hơn 5 tháng triển khai thực hiện, kết quả lợi nhuận tăng bình quân16,4 triệu đồng/ha. Mô hình này được nông dân trong xã khẳng định hiệu quả và đang triển khai nhân rộng cho vụ nuôi tới.

Rủi ro rình rập, chi phí sản xuất tăng cao, giá cả bấp bênh hay có lúc “khát” lao động đi biển nhưng vụ khai thác, đánh bắt thủy sản chính trong năm 2014, ngư dân trong tỉnh vẫn bội thu. Có điều, “quả ngọt” ấy cũng chưa mang lại cho họ niềm vui trọn vẹn khi mà tình trạng ép giá, cửa biển bồi lấp... vẫn xảy ra.

Tính chung, 82 hộ dân ở 6 xã: Phú Thọ, Phú Thành A và B, An Long, Phú Ninh và thị trấn Tràm Chim thả nuôi hơn 602ha tôm càng xanh năm 2014 đã thu hoạch được tổng sản lượng trên 350 tấn tôm. Loại 30 con/kg bán giá từ 185.000 đồng - 190.000 đồng/kg, tôm càng xanh ôm trứng từ 50 - 60 con/kg bán với giá từ 120.000 - 130.000 đồng/kg.