Cá Chết Do Mật Độ Nuôi Quá Dày

Ngày 15-6, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, nguyên nhân cá dìa, kình nuôi xen ghép trên phá Tam Giang bị chết là do năm 2012 thời tiết không xảy ra mưa lũ nên các ao, hồ trước khi thả nuôi con giống không được rửa sạch; nắng nóng kèm theo mưa giông những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho các loại ký sinh trùng gây hại sinh sôi. Ngoài ra, các hộ nuôi thả cá với mật độ quá dày 15-20 con/m², trong khi quy định cá dìa, kình thả 2 con/m² khiến cá chậm lớn, bị ngạt và sinh ra dịch bệnh.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên – Huế khuyến cáo, các ao nuôi xen ghép nếu cá, tôm chết vẫn tiếp tục thả nuôi các đối tượng khác thì phải đóng cống không cho nước rò rỉ ra môi trường. Dùng clorin, vôi rải đều quanh bờ đê và khu vực ao nuôi, cống cấp và thoát nước để giảm thiểu tối đa mầm bệnh lây lan sang các ao nuôi khác. Sử dụng thuốc tím, formol nồng độ thích hợp… tiêu diệt mầm bệnh trong ao, tái tạo môi trường để tiếp tục nuôi các đối tượng xen ghép khác.
Cùng ngày, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, đã cấp kinh phí 562 triệu đồng từ ngân sách dự phòng địa phương năm 2013 cho Chi cục Thú y tỉnh mua hóa chất phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Thống kê từ Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị, dịch bệnh đốm trắng và hội chứng hoại tử gan tụy đã làm chết hàng chục vạn con tôm sú và thẻ chân trắng giống vừa thả nuôi trên 70ha ao hồ nước lợ tại hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh. Dịch bệnh tiếp tục lây trên diện rộng khi người dân chủ yếu mua con giống trôi nổi trên thị trường không qua kiểm dịch.
Có thể bạn quan tâm

Từ dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lồng trên hồ chứa Vĩnh Sơn C, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai”, tháng 5-2013, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kbang cùng 10 hộ dân trên địa bàn huyện đã tiến hành lập dự án, khảo sát thực tế hồ chứa, bố trí lắp đặt 20 ô lồng, mỗi ô rộng 32 m2 và thả 10.000 con cá tầm giống. Đến nay, sự phát triển ổn định của đàn cá cho thấy những tín hiệu khả quan trong việc nuôi cá tầm trên địa bàn huyện.

Do tác động từ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập vào thị trường Mỹ của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL giảm mạnh…

Tại xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), mô hình chăn nuôi gà ta thịt của CCB Cát Văn Kim thôn Ngô Cương với số lượng nuôi 3 nghìn con mỗi lứa cho thu lãi 500 triệu đồng/năm. Diện tích chăn nuôi không lớn nhưng đây được xem là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và dễ áp dụng cho các hộ chăn nuôi.

Với nghề nuôi ngựa truyền thống của gia đình, anh Lực dành thêm 4 năm theo học nghề chăn nuôi thú y. Sau khi tham khảo thị trường, năm 2012 anh Lực đã vay vốn để cải tạo, mở rộng chuồng trại, mua 7 con ngựa cái về nuôi. Một năm sau, đàn ngựa cái bắt đầu sinh sản. Trung bình ngựa cái sau 11 tháng sẽ đẻ con, ngựa con nuôi trong vòng 1 năm rưỡi là có thể bán.

Nhằm đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập, giảm nghèo và vươn lên khá giả, cùng với các loại hình nuôi đa cây, con khác, việc nuôi rắn ri tượng tại hộ gia đình hiện tại được một số nông dân trong xã Việt Thắng, huyện Phú Tân (Cà Mau) thực hiện mang lại hiệu quả khá.