Cá Chạch Bùn Vật Nuôi Mới Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Cá chạch bùn là loài thuỷ sản nước ngọt có nguồn gốc ở nước ngoài, phát triển nhiều ở khu vực phía Bắc và miền Trung. Nhờ có thịt thơm ngon, xương mềm nên thị trường nội địa tiêu thụ rất mạnh. Một năm trở lại đây, nông dân một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thả nuôi thành công loài thủy sản này.
Một trong những hộ tiên phong nuôi cá chạch bùn đạt hiệu quả cao là ông Nguyễn Hiếu Thuận, nông dân xã Tân Khánh Trung, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Đây là vụ nuôi cá chạch bùn thứ 3 đang cho thu hoạch của ông Nguyễn Hiếu Thuận kể từ ngày ông chuyển toàn bộ 2 héc ta mặt nước ao nuôi cá tra sang thả nuôi loài cá mới vào cuối tháng 12/2012. Là nông dân nhiều năm kinh nghiệm với nghề nuôi thủy sản, nhưng đây là loài cá đầu tiên ông mạnh dạn mở rộng diện tích đầu tư sau mỗi vụ nuôi.
Vụ đầu 2 héc ta, vụ thứ hai là 4 héc ta và vụ này ông thuê thêm ao nuôi tổng cộng được 7 héc ta mặt nước. Với giá bán trên 200 ngàn đồng/1kg, trừ 50% chi phí, mỗi héc ta ông thu lời hơn 600 triệu đồng/vụ.
Theo ông Thuận, cá bột khoảng 1 ngày rưỡi tuổi, mỗi héc ta thả 1 triệu con giống. Sau 3 tới 4 tháng nuôi, trừ hao hụt, ông có thể thu được 250 ngàn con, tương đương với 6 tấn cá. Thậm chí nếu nuôi thuận lợi, cá có thể đạt trọng lượng 25 con/kg, sản lượng sẽ cao hơn. Điểm thuận lợi là cá nuôi dễ chăm sóc, cùng với nguồn giống chất lượng được ương nuôi tại chỗ.
Với hiệu quả kinh tế khá cao, nhu cầu thả nuôi tăng mạnh, hiện nay, các hộ nuôi cá chạch bùn bán thịt đầu tiên ở An Giang và Đồng Tháp còn tìm hiểu sản xuất cá giống cung cấp cho người dân. Ngoài tiêu thụ nội địa, một số địa phương đã bắt đầu tìm hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân thận trọng khi mở rộng diện tích nuôi, tốt nhất là phải có chỗ tiêu thụ thì mới nuôi, để hạn chế thiệt hại khi nguồn cung vượt cầu.
Có thể bạn quan tâm

Nghề trồng táo ở tỉnh ta tồn tại hơn 20 năm qua, nhưng chưa có điều kiện phát triển. Tuy nhiên vài năm gần đây thị trường tiêu thụ được mở rộng, giá cả ổn định nên nhiều hộ nông dân tập trung đầu tư thâm canh mở rộng diện tích.

Chúng tôi có dịp trở lại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh một trong những vùng nuôi tôm hùm trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa. Vài tháng trước, người nuôi đã xuất bán lứa tôm thịt thả nuôi từ tháng Giêng năm ngoái với giá chỉ 1,1 - 1,3 triệu đ/kg, trong khi chi phí đầu tư, tỷ lệ hao hụt cao nên đều thua lỗ.

Qua nguồn thông tin từ các hộ ngư dân hành nghề lặn hải đặc sản và báo cáo của các cộng tác viên tại địa phương, thì hiện nay đã có hiện tượng nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ bị chết tại một số khu vực trên vùng biển Bình Thuận. Chi cục Thủy sản đã cử cán bộ xuống khảo sát tại địa bàn.

Toàn tỉnh Bến Tre có 4 cơ sở sản xuất giống từ nguồn cá tra đã qua chọn lọc của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II. Đến nay, có 3 cơ sở sản xuất giống đã cho đẻ.

Lúa hè thu vùng ĐBSCL bước vào thời điểm thu hoạch đại trà vào tháng 7 và 8 nhưng trong bối cảnh cung vượt cầu trên thị trường gạo thế giới đã tạo nên áp lực lớn đến việc tiêu thụ, xuất khẩu trong nước. Phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), xung quanh vấn đề này.