Cá Chạch Bùn Vật Nuôi Mới Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Cá chạch bùn là loài thuỷ sản nước ngọt có nguồn gốc ở nước ngoài, phát triển nhiều ở khu vực phía Bắc và miền Trung. Nhờ có thịt thơm ngon, xương mềm nên thị trường nội địa tiêu thụ rất mạnh. Một năm trở lại đây, nông dân một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thả nuôi thành công loài thủy sản này.
Một trong những hộ tiên phong nuôi cá chạch bùn đạt hiệu quả cao là ông Nguyễn Hiếu Thuận, nông dân xã Tân Khánh Trung, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Đây là vụ nuôi cá chạch bùn thứ 3 đang cho thu hoạch của ông Nguyễn Hiếu Thuận kể từ ngày ông chuyển toàn bộ 2 héc ta mặt nước ao nuôi cá tra sang thả nuôi loài cá mới vào cuối tháng 12/2012. Là nông dân nhiều năm kinh nghiệm với nghề nuôi thủy sản, nhưng đây là loài cá đầu tiên ông mạnh dạn mở rộng diện tích đầu tư sau mỗi vụ nuôi.
Vụ đầu 2 héc ta, vụ thứ hai là 4 héc ta và vụ này ông thuê thêm ao nuôi tổng cộng được 7 héc ta mặt nước. Với giá bán trên 200 ngàn đồng/1kg, trừ 50% chi phí, mỗi héc ta ông thu lời hơn 600 triệu đồng/vụ.
Theo ông Thuận, cá bột khoảng 1 ngày rưỡi tuổi, mỗi héc ta thả 1 triệu con giống. Sau 3 tới 4 tháng nuôi, trừ hao hụt, ông có thể thu được 250 ngàn con, tương đương với 6 tấn cá. Thậm chí nếu nuôi thuận lợi, cá có thể đạt trọng lượng 25 con/kg, sản lượng sẽ cao hơn. Điểm thuận lợi là cá nuôi dễ chăm sóc, cùng với nguồn giống chất lượng được ương nuôi tại chỗ.
Với hiệu quả kinh tế khá cao, nhu cầu thả nuôi tăng mạnh, hiện nay, các hộ nuôi cá chạch bùn bán thịt đầu tiên ở An Giang và Đồng Tháp còn tìm hiểu sản xuất cá giống cung cấp cho người dân. Ngoài tiêu thụ nội địa, một số địa phương đã bắt đầu tìm hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân thận trọng khi mở rộng diện tích nuôi, tốt nhất là phải có chỗ tiêu thụ thì mới nuôi, để hạn chế thiệt hại khi nguồn cung vượt cầu.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi mới bắt đầu nuôi tôm, các chuyên gia ngành thuỷ sản khuyến cáo, quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng phải nuôi riêng biệt với tôm sú, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nguồn nước khép kín, tuyệt đối không để lẫn lộn giữa nguồn nước nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
-5731762.jpg)
Vấn đề đau đầu nhất hiện nay với các tỉnh ven biển miền Trung từ TT- Huế đến Ninh Thuận là sản lượng khai thác thủy sản giảm sút, tàu nằm bờ chiếm tới 40 – 60% do giá nhiên liệu tăng cao, tình hình nuôi trồng thủy sản không thuận, đặc biệt tình trạng tôm bị bệnh chết khá nhiều, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân. Theo số liệu của Sở NN-PTNT các tỉnh trong khu vực

Năm 2011, hai cán bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhóm nghề nông nghiệp tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh đã có cơ hội được “mục sở thị” nghề trồng nấm ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng).

Ít ai biết, trên thị trường có cả trăm loại men vi sinh được quảng cáo nổ "một tấc lên đến giời", thậm chí trị cả bệnh tôm và được bán với giá trên trời. Vì sao?

Nghiên cứu trên được đăng trên Tạp chí Môi trường và Quốc tế cho thấy, đồng là một khoáng chất cần thiết cho sự sống, tuy nhiên, nếu hàm lượng cao trong cơ thể sống, nó sẽ gây hại. Khi các nhà máy, khu công nghiệp thải các chất trên ra đất, nguồn nước với hàm lượng cao chất này sẽ tạo ra sự nguy hại nghiêm trọng tới cây trồng và hệ sinh thái dưới nước