Ca Cao, Cà Phê Tăng Giá

Trong phiên giao dịch ngày 12/2 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 13/2 giờ VN), giá ca cao lên cao kỷ lục 2 năm rưỡi trong khi giá cà phê arabica cũng tăng.
Theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – VITIC (Bộ Công Thương), giá ca cao và cà phê tăng là do yếu tố thời tiết và tâm lý của nhà đầu cơ.
Cụ thể, ca cao kỳ hạn 2 tháng tại New York giá tăng 43 USD (1,3%) đạt 2.971 USD/tấn. Trong phiên, có lúc giá vọt lên mức cao nhất 2 năm rưỡi là 2.974 USD/tấn. Tại London, giá ca cao kỳ hạn tháng 5 tăng 13 bảng lên 1.867 bảng/tấn.
Giá ca cao tăng do lo ngại thời tiết El Nino có thể ảnh hưởng tới sản lượng ca cao toàn cầu.
Cơ quan Khí tượng Australia và Trung tâm Dự báo thời tiết CPC của Mỹ đều cho rằng có nhiều khả năng El Nino sẽ quay trở lại vào cuối năm nay, có thể gây lũ lụt, mưa lớn ở Mỹ và Nam Mỹ, đồng thời gây hạn hán ở Nam Á và Australia.
Trong khi đó, cà phê arabica tăng giá do các thương gia mua mạnh trước khi hợp đồng tháng 3 hết hạn. Giá tăng cũng còn do thời tiết khô ở Brazil có thể gây giảm sản lượng.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 tại New York giá tăng 3,7 US cent (2,7%) lên 1,4315 USD/lb.
Ở trong nước, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên ngày 12/2 tăng 300-400 đồng/kg, tính gộp đã cao hơn khoảng 2.000 đồng/kg so với trước Tết. So với ngày 11/2, giá cà phê nhân xô tại Gia Lai tăng 300 đồng, đạt mức 35.200 đồng/kg; tại Đắk Lắk tăng 400 đồng, đạt mức 35.100 đồng/kg.
Theo nhiều chuyên gia cà phê, trong thời gian tới, sản lượng cà phê xuất khẩu của Brazil sẽ giảm do thời tiết xấu. Bên cạnh đó, nhiều nước có thị phần xuất khẩu cà phê lớn đã hạn chế bán ra trong đợt này nên giá tiếp tục tăng cao, dự báo sẽ ổn định ở mức 35.000-37.000 đồng, giá thế giới ổn định ở ngưỡng 1.800 USD/tấn.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.

Xã Thèn Phàng (Xín Mần) thời gian này được nhuộm một màu vàng xanh no ấm của những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên khắp các ngọn đồi. Đó là cảm nhận ngập tràn trong chúng tôi khi tìm về vùng quê có đặc sản gạo Già Dui, để cùng bà con thưởng thức bát cơm đầu mùa ngát hương, ngọt bùi như chính mảnh đất và tình người nơi đây.

Mèo Vạc lâu nay vốn là huyện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lâu đời có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Xác định chú trọng phát triển nông nghiệp để từng bước XĐGN bền vững, vài năm trở lại đây, địa phương đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học (TBKH) vào mô hình sản xuất rau an toàn được xem là hướng đi khá hiệu quả.

Vườn cây ăn trái là thế mạnh của vùng ĐBSCL, thế nhưng nhiều năm qua, hàng loạt nông dân làm vườn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ chất chồng bởi thực trạng “tới mùa, rớt giá” lặp đi lặp lại. Giải pháp nào giúp nông dân làm vườn sống được trên mảnh vườn của mình đang là vấn đề bức bách đặt ra.