Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Bớp Giá Thấp, Khó Bán

Cá Bớp Giá Thấp, Khó Bán
Ngày đăng: 10/07/2013

Chúng tôi về thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang (Khánh Hòa), một trong những nơi hiện nay đang nuôi nhiều cá bớp, bởi hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Theo ông Nguyễn Phước, phó chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Lương thì hiện nay toàn xã có hàng chục hộ dân nuôi cá bớp trên đầm Nha Phu. Người nuôi ít nhất cũng khoảng 500 con, nuôi nhiều khoảng 3.000 con.

Phong trào nuôi cá bớp trong xã được bắt đầu từ năm 2009, khi Trung ương Hội Nông dân hỗ trợ 600 con giống triển khai nuôi thí điểm trên đầm Nha Phu tại hộ anh Phan Thành Long. Sau hơn 8 tháng thả nuôi, cá đạt trọng lượng từ 5 - 7 kg/con, bán với giá 100 - 110 ngàn đ/kg, trừ tất cả chi phí người nuôi lãi hơn 60 triệu đồng.

Từ hiệu quả mô hình này, nhiều ngư dân bắt đầu để ý đến đối tượng nuôi mới, sau đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau rồi nhân rộng mô hình nuôi cá bớp. Bởi cá bớp dễ nuôi, giá cả ổn định, chi phí thấp cho nên nuôi có lãi cao.

Nhưng đó là những năm trước, còn năm nay thì ngược lại. Do tỷ lệ cá hao hụt cao, thời gian nuôi kéo dài, giá cá thương phẩm lại thấp, chỉ từ 80 - 100 ngàn đ/kg (thấp hơn từ 20 - 30 ngàn đ/kg so với năm ngoái) khiến người nuôi không có lãi.

Như hộ anh Trần Long ở thôn Cát Lợi, thả 1.000 con giống, với giá 27 ngàn đ/con cá giống (thả từ tháng 3 năm ngoái), do cá bị hao hụt cao lại chậm lớn nên chỉ thu được gần 2 tấn, bán với giá từ 80 - 100 ngàn đ/kg, sau khi trừ chi phí anh chỉ huề vốn.

“Năm nay giá cá bớp rớt, giá thức ăn (cá tạp) lại tăng cao từ 12 - 14 ngàn đ/kg (gấp đôi so năm ngoái). Hơn nữa, cá tiêu thụ chậm, đến kỳ thu hoạch vẫn không có người mua. Gần 1 tháng nay chưa bán được, mỗi ngày tôi phải mất 3 triệu đồng tiền cá mồi làm thức ăn cho cá bớp”, anh Long nói.

Còn hộ anh Trần Văn Dũng, người cùng thôn cũng vừa mới thu hoạch 400 con cá bớp, bán với giá 90 ngàn đ/kg, trừ chi phí không có lãi. Anh Dũng than vãn: “Thả 800 con nhưng bị hao hụt một nửa, giá bán thấp, trong khi chi phí tăng cao nên làm sao nuôi có lãi”.

Trước tình hình nuôi cá bớp không có lãi như hiện nay, trong khi giá giống hiện hơn 30 ngàn đ/con, khiến nhiều người nuôi e dè. Anh Nguyễn Tấn Duy, vụ thả mới năm nay quyết định chuyển sang nuôi ốc hương chứ không đầu tư nuôi cá bớp.

Anh Duy cho biết, sở dĩ không dám thả nuôi vì hạch toán nuôi thấy lỗ. Bởi theo anh, cứ 8kg cá mồi nuôi được 1kg cá bớp, nhưng với giá cá mồi hiện nay từ 12 - 14 ngàn đ/kg, thì giá cá bớp phải trên 120.000 đ/kg mới có lãi, nếu không sẽ lỗ, chưa kể chi phí thuê mướn lao động, khấu hao bè lưới…

Ông Phạm Thúc, chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích cho biết: Toàn xã có 68 hộ nuôi cá bớp với 1.400 lồng (mỗi lồng nuôi khoảng 100 con). Trước tết giá cá bớp ở mức từ 110 - 120 ngàn đ/kg, song cá chưa đủ trọng lượng xuất bán. Có một số hộ nuôi trước, cá đạt trọng lượng xuất bán (5 - 7 kg/con), nhưng lại đợi giá cao hơn, ai dè giá lại càng rớt xuống thấp, khiến thua lỗ.

Được biết, cá bớp được người dân tỉnh Khánh Hòa đưa vào nuôi hơn 6 năm nay, chủ yếu là nuôi lồng trên biển. Cá bớp tiêu thụ chính ở thị trường nội địa. Tại Nha Trang, Công ty Hoàng Hải xuất cá bớp đi Mỹ, kích cỡ 6 - 8kg/con, nhưng số lượng không lớn. Chính vì vậy, thị trường cá bớp lâu nay vẫn do thương lái thu mua quyết định.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Chỉ Đạo Nuôi Tôm Chân Trắng Vụ 2 Năm 2013 Tăng Cường Chỉ Đạo Nuôi Tôm Chân Trắng Vụ 2 Năm 2013

Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có 486ha nuôi tôm chân trắng, tăng 188ha so với năm 2012, hình thành nhiều vùng nuôi tập trung tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Các vùng nuôi cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

09/07/2013
Cải Tạo Vườn Cà Phê “Tín Hiệu” Đáng Mừng Ở Lâm Đồng Cải Tạo Vườn Cà Phê “Tín Hiệu” Đáng Mừng Ở Lâm Đồng

Phát biểu tại buổi làm việc với Đảng uỷ và UBND xã Gung Ré (huyện Di Linh - Lâm Đồng) mới đây, TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh đã cải tạo vườn cà phê (ghép chồi hoặc trồng tái canh) bằng các giống cà phê đầu dòng được 18.000 ha. Đây là một “tín hiệu” rất đáng mừng. Bảo Lâm là địa phương đi đầu, có phong trào cải tạo vườn cà phê khá nhất. Di Linh và các địa phương khác cần học kinh nghiệm của Bảo Lâm để từng bước nâng cao hiệu quả canh tác cà phê.

12/04/2013
Trồng Chanh Mang Lại Thu Nhập Cao Trồng Chanh Mang Lại Thu Nhập Cao

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài kéo theo nhu cầu tiêu thụ chanh làm nước giải khát gia tăng. Chính vì vậy, hiện giá chanh cũng tăng vọt theo sự biến động của thị trường và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày tới.

12/04/2013
Trồng Khoai Trên Đất Lúa Trồng Khoai Trên Đất Lúa

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào.

13/04/2013
Thủy, Hải Sản Khan Hàng, Giá Tăng Mạnh Thủy, Hải Sản Khan Hàng, Giá Tăng Mạnh

Hiện nay đang vào mùa khô nên giá các loại thủy sản nuôi như cá điêu hồng, cá lóc, cá chình, cá heo và lươn… ở ĐBSCL đang tăng mạnh và tiêu thụ tốt. Mặt hàng hải sản cũng khán hiếm khiến nhiều nhà máy chế biến không đủ nguyên liệu phải chạy cầm chừng.

15/04/2013