Cá Bè Trên Sông Cái Lại Chết Hàng Loạt

Trong 3 ngày qua, cá bè của nhiều hộ dân trên sông Cái (nhánh sông Đồng Nai), đoạn qua địa phận TP.Biên Hòa lại chết hàng loạt.
Chị Phạm Thị Ngần, một trong những hộ nuôi cá bè trên sông Cái, mấy ngày qua như ngồi trên đống lửa nhìn cá chết hàng loạt. Chị cho biết cứ nửa đêm về sáng cá trong bè của nhà chị lại nổi đầu lên mặt nước và có biểu hiện ngộp nước. Cho đến sáng, khi nước ròng thì hàng loạt cá chết nổi trên mặt nước, chủ yếu là diêu hồng, cá chép và cá trắm. Trung bình mỗi ngày nhà chị Ngần vớt khoảng 120kg cá chết. Với giá bán như hiện nay (40 - 45 ngàn đồng/kg), mỗi ngày nhà chị mất trắng khoảng 5 triệu đồng.
Đây cũng là tình cảnh chung của nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Cái trong những ngày qua. Điều đáng nói, đây là những lứa cá mà người dân đang chăm sóc với hy vọng xuất bán vào đợt cao điểm Tết Nguyên đán sắp tới. Trước tình trạng này, nhiều hộ nuôi cá đã bán đổ bán tháo với giá thấp hơn nhiều so với bình thường.
Trước đó, vào các năm 2010, 2012, cá bè của những hộ dân nơi đây cũng đã xảy ra tình trạng chết hàng loạt với số lượng có lúc lên tới hàng trăm tấn do ô nhiễm nguồn nước thải chưa qua xử lý của một số nhà máy sản xuất công nghiệp.
Hiện trên sông Cái, đoạn qua địa bàn các phường Thống Nhất, An Bình, Tân Mai, Tam Hiệp và xã Hiệp Hòa có 270 hộ dân nuôi 643 bè cá. Trong khi đó, theo kế hoạch tổ chức di dời, sắp xếp bè cá trên sông Cái cho phù hợp cảnh quan sinh thái sông Đồng Nai của UBND TP.Biên Hòa, có 247 hộ được nuôi 271 bè trên 5 đoạn sông đã quy hoạch có tổng chiều dài gần 4km. Tuy nhiên, việc di dời đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 15/5, tại Jakarta, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã tổ chức “Diễn đàn giới thiệu các sản phẩm nông sản của Việt Nam và giao thương giữa doanh nghiệp hai nước.” Đây là hoạt động trong chương trình thúc đẩy ngoại giao kinh tế của Việt Nam.

Tích cực nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn tôm hùm và ốc vú nàng của Trung tâm Bảo tồn biển Cù Lao Chàm bước đầu có chuyển biến tích cực.

Chính phủ vừa quyết định bổ sung gần 471 tỷ đồng cho 9 địa phương từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế của ngân sách Trung ương năm 2015 để thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2014 trong đó có Quảng Ngãi.
Nhiều năm qua, Hội Làm vườn (HLV) huyện Châu Thành phối hợp với các ban, ngành cùng chính quyền địa phương và các cấp Hội vận động hội viên (HV), nhà vườn đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế hợp tác (KTHT), kinh tế vườn theo hướng bền vững nhằm nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Mỗi năm ông Cường xuất khẩu từ 600-800 tấn ớt ngọt cấp đông và mỗi ngày cung cấp hàng tấn rau, quả cho thị trường nội địa.