Cá Bè Trên Sông Cái Lại Chết Hàng Loạt

Trong 3 ngày qua, cá bè của nhiều hộ dân trên sông Cái (nhánh sông Đồng Nai), đoạn qua địa phận TP.Biên Hòa lại chết hàng loạt.
Chị Phạm Thị Ngần, một trong những hộ nuôi cá bè trên sông Cái, mấy ngày qua như ngồi trên đống lửa nhìn cá chết hàng loạt. Chị cho biết cứ nửa đêm về sáng cá trong bè của nhà chị lại nổi đầu lên mặt nước và có biểu hiện ngộp nước. Cho đến sáng, khi nước ròng thì hàng loạt cá chết nổi trên mặt nước, chủ yếu là diêu hồng, cá chép và cá trắm. Trung bình mỗi ngày nhà chị Ngần vớt khoảng 120kg cá chết. Với giá bán như hiện nay (40 - 45 ngàn đồng/kg), mỗi ngày nhà chị mất trắng khoảng 5 triệu đồng.
Đây cũng là tình cảnh chung của nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Cái trong những ngày qua. Điều đáng nói, đây là những lứa cá mà người dân đang chăm sóc với hy vọng xuất bán vào đợt cao điểm Tết Nguyên đán sắp tới. Trước tình trạng này, nhiều hộ nuôi cá đã bán đổ bán tháo với giá thấp hơn nhiều so với bình thường.
Trước đó, vào các năm 2010, 2012, cá bè của những hộ dân nơi đây cũng đã xảy ra tình trạng chết hàng loạt với số lượng có lúc lên tới hàng trăm tấn do ô nhiễm nguồn nước thải chưa qua xử lý của một số nhà máy sản xuất công nghiệp.
Hiện trên sông Cái, đoạn qua địa bàn các phường Thống Nhất, An Bình, Tân Mai, Tam Hiệp và xã Hiệp Hòa có 270 hộ dân nuôi 643 bè cá. Trong khi đó, theo kế hoạch tổ chức di dời, sắp xếp bè cá trên sông Cái cho phù hợp cảnh quan sinh thái sông Đồng Nai của UBND TP.Biên Hòa, có 247 hộ được nuôi 271 bè trên 5 đoạn sông đã quy hoạch có tổng chiều dài gần 4km. Tuy nhiên, việc di dời đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 6/2013, Hợp tác xã (HTX) Ðồng Tiến ở xã Ðắk Sin (Đắk R’lấp) đã huy động vốn của xã viên được trên 20 tỷ đồng để đầu tư nuôi heo sinh sản và heo thịt theo mô hình khép kín an toàn dịch bệnh và hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khi “nhiễm bệnh” từ tác động bên ngoài, cây dó bầu tiết ra chất nhựa chống lại và hình thành một loại sản phẩm đặc biệt gọi là trầm hương. Căn cứ vào sự hóa nhựa nhiều hay ít mà có sản phẩm như trầm tóc, trầm hương hay kỳ nam. Do bị khai thác gần như tận diệt nên các phu trầm đã đem loại cây rừng này về trồng tại vườn nhà với kỳ vọng sẽ tạo được trầm từ chính bàn tay con người.

Sự phát triển đáng nể của ngành nông nghiệp trong hơn 2 thập niên qua, với hàng loạt mặt hàng nông sản top đầu thế giới cả về sản lượng, năng suất như lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, khoai mì (sắn) khiến nhiều nước vừa kinh ngạc, vừa khâm phục.

Nhóm nghiên cứu đề tài “Xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục củ khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long” thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long và Bộ môn BVTV- Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) vừa tổ chức hội thảo báo cáo công tác nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp phòng trị sâu đục củ khoai lang, bước đầu cho nhiều kết quả khả quan.

Trong lúc nhiều nông dân ở ĐBSCL trồng lúa không có lãi do giá thành quá cao thì nhiều hộ dân ở huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) và Phú Tân (An Giang)... cùng rủ nhau trồng lúa theo mô hình “một phải, sáu giảm” vì giúp giảm đáng kể giá thành, tăng thu nhập.