Buôn Choáh đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa

Chính vì thế mà trong nhiệm kỳ 2010- 2015, Đảng bộ xã đã xác định phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm và triển khai nhiều chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất như chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng phù hợp cho năng suất và chất lượng cao, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích.
Với lợi thế cánh đồng ven sông Krông Nô gần 1.000 ha, thuận lợi cho phát triển cây lương thực, xã đã tập trung sản xuất lúa và ngô theo hướng hàng hóa. Theo đó, chính quyền và nhân dân địa phương đã triển khai cơ giới hóa vào đồng ruộng từ khâu làm đất, phun thuốc trừ sâu, máy gặt đập liên hợp, tổ chức sản xuất lúa tập trung, gieo sạ đồng loạt, áp dụng biện pháp “3 tăng, 3 giảm”...
Đặc biệt, địa phương đã và đang triển khai mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGap để sau đó nhân ra diện rộng, đã giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với sản xuất truyền thống. Ngoài cây lúa, người dân địa phương cũng đã chú trọng trồng các giống ngô lai có năng suất cao từ 6-8 tấn/ha, chất lượng cao để sản xuất.
Theo thống kê của Đảng ủy xã Buôn Choáh, tổng diện tích gieo trồng năm 2014 của xã đạt gần 2.900 ha, tăng 800 ha so với 2010. Tổng sản lượng lương thực đạt 15.013 tấn, tăng 2.125 tấn so với năm 2010; giá trị sản xuất trên héc ta canh tác đạt 60 triệu đồng/ha, tổng giá trị sản xuất trồng trọt đạt gần 90 tỷ đồng, chiếm 84% giá trị sản xuất nông nghiệp của xã.
Cùng với trồng trọt, nghề chăn nuôi của xã đã phát triển và tính đến cuối nhiệm kỳ, tổng đàn gia súc của xã đạt gần 2.200 con, tăng trên 25% so với nghị quyết đề ra. Người dân đã chú trọng tận dụng lợi thế về mặt nước của sông Krông Nô để phát triển thủy sản như nuôi cá lồng và đem lại hiệu quả kinh tế. Tính đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt 22 triệu đồng, tăng 6 triệu đồng so với 2010.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn 2015- 2020, Đảng bộ xã Buôn Choáh tiếp tục đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Theo đó, đến năm 2020, nông nghiệp chiếm 80% cơ cấu kinh tế của xã, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 25 triệu đồng/người.
Đồng chí Nguyễn Văn Quốc, Bí thư Đảng ủy xã Buôn Choáh cho biết: “Xã xác định cơ cấu cây trồng chính là lúa nước và ngô. Đối với cây lúa nước, xã sẽ thực hiện quy hoạch cánh đồng mẫu lớn và dồn điền đổi thửa. Địa phương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong khâu thu mua và chế biến nông sản, hình thành chuỗi giá trị kết nối thị trường và xây dựng thương hiệu gạo Buôn Choáh nhằm tăng hiệu quả trên diện tích canh tác. Đối với cây ngô, địa phương đang liên kết với các công ty giống cây trồng khảo nghiệm, nghiên cứu các loại giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân, nhất là thực hiện sản xuất theo chất lượng VietGap. Xã tiếp tục huy động các nguồn vốn xây dựng bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn, thủy lợi để đảm bảo tưới tiêu, phục vụ cho phát triển nông nghiệp”.
Về chăn nuôi, trong thời gian tới, xã tiếp tục phát triển đàn bò lai, heo, nhất là khuyến khích nông dân và các tổ chức mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng phát triển trang trại, chăn nuôi công nghiệp; phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn gia súc đạt 2.400 con, gia cầm đạt khoảng 40.000 con, giá trị của nghề này chiếm 20% với tỷ trọng sản xuất nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, do lượng mưa thấp, nắng nóng gay gắt kéo dài, nên phần lớn các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bị khô hạn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, diện tích nuôi cá nước ngọt bị thu hẹp đáng kể, riêng huyện Nho Quan và thành phố Tam Điệp đã có trên 2.300 ha không tiến hành thả giống đúng thời vụ do thiếu nước.

Đến thời điểm này, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã thả giống 464 ha tôm thâm canh, 1.635 ha cá nước ngọt, 108 ha ngao và tập trung vào chăm sóc, quản lý ao nuôi. Từ tháng 5 đến nay, thời tiết ban ngày nắng nóng, ban đêm có mưa, tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ trong môi trường ao nuôi, làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của các đối tượng nuôi.

Là địa phương có đường bờ biển dài với nhiều diện tích tự nhiên phù hợp để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trong những năm qua, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã phát huy lợi thế này, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương.

Thời gian qua, tôm nuôi trên địa bàn tỉnh chết hàng loạt khiến nông dân lâm vào cảnh khó khăn. Trước tình trạng trên, mô hình nuôi tôm không sên bùn ra đời và cho hiệu quả cao.

Sau 7 tháng gửi kiến nghị tới Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) kiến nghị sửa đổi quy trình, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận ATTP, ngày 29/6/2015, NAFIQAD đã gửi Công văn số 1777/QLCL-CL1 tới Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung bộ, Nam bộ ủy quyền tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký, kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở trên địa bàn quản lý kể từ ngày 02/7/2015.