Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Buôn Choáh đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa

Buôn Choáh đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa
Ngày đăng: 15/05/2015

Chính vì thế mà trong nhiệm kỳ 2010- 2015, Đảng bộ xã đã xác định phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm và triển khai nhiều chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất như chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng phù hợp cho năng suất và chất lượng cao, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích.

Với lợi thế cánh đồng ven sông Krông Nô gần 1.000 ha, thuận lợi cho phát triển cây lương thực, xã đã tập trung sản xuất lúa và ngô theo hướng hàng hóa. Theo đó, chính quyền và nhân dân địa phương đã triển khai cơ giới hóa vào đồng ruộng từ khâu làm đất, phun thuốc trừ sâu, máy gặt đập liên hợp, tổ chức sản xuất lúa tập trung, gieo sạ đồng loạt, áp dụng biện pháp “3 tăng, 3 giảm”...

Đặc biệt, địa phương đã và đang triển khai mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGap để sau đó nhân ra diện rộng, đã giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với sản xuất truyền thống. Ngoài cây lúa, người dân địa phương cũng đã chú trọng trồng các giống ngô lai có năng  suất cao từ 6-8 tấn/ha, chất lượng cao để sản xuất.

Theo thống kê của Đảng ủy xã Buôn Choáh, tổng diện tích gieo trồng năm 2014 của xã đạt gần 2.900 ha, tăng 800 ha so với 2010. Tổng sản lượng lương thực đạt 15.013 tấn, tăng 2.125 tấn so với năm 2010; giá trị sản xuất trên héc ta canh tác đạt 60 triệu đồng/ha, tổng giá trị sản xuất trồng trọt đạt gần 90 tỷ đồng, chiếm 84% giá trị sản xuất nông nghiệp của xã.

Cùng với trồng trọt, nghề chăn nuôi của xã đã phát triển và tính đến cuối nhiệm kỳ, tổng đàn gia súc của xã đạt gần 2.200 con, tăng trên 25% so với nghị quyết đề ra. Người dân đã chú trọng tận dụng lợi thế về mặt nước của sông Krông Nô để phát triển thủy sản như nuôi cá lồng và đem lại hiệu quả kinh tế. Tính đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt 22 triệu đồng, tăng 6 triệu đồng so với 2010.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn 2015- 2020, Đảng bộ xã Buôn Choáh tiếp tục đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Theo đó, đến năm 2020, nông nghiệp chiếm 80% cơ cấu kinh tế của xã, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 25 triệu đồng/người.

Đồng chí Nguyễn Văn Quốc, Bí thư Đảng ủy xã Buôn Choáh cho biết: “Xã xác định cơ cấu cây trồng chính là lúa nước và ngô. Đối với cây lúa nước, xã sẽ thực hiện quy hoạch cánh đồng mẫu lớn và dồn điền đổi thửa. Địa phương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong khâu thu mua và chế biến nông sản, hình thành chuỗi giá trị kết nối thị trường và xây dựng thương hiệu gạo Buôn Choáh nhằm tăng hiệu quả trên diện tích canh tác. Đối với cây ngô, địa phương đang liên kết với các công ty giống cây trồng khảo nghiệm, nghiên cứu các loại giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân, nhất là thực hiện sản xuất theo chất lượng VietGap. Xã tiếp tục huy động các nguồn vốn xây dựng bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn, thủy lợi để đảm bảo tưới tiêu, phục vụ cho phát triển  nông nghiệp”.

Về chăn nuôi, trong thời gian tới, xã tiếp tục phát triển đàn bò lai, heo, nhất là khuyến khích nông dân và các tổ chức mở  rộng quy mô chăn nuôi theo hướng phát triển trang trại, chăn nuôi công nghiệp; phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn gia súc đạt 2.400 con, gia cầm đạt khoảng 40.000 con, giá trị của nghề này chiếm 20% với tỷ trọng sản xuất nông nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

An Giang Đạt 4 Triệu Tấn Lúa An Giang Đạt 4 Triệu Tấn Lúa

Theo Sở Nông nghiệp & PTNT AN Giang cho biết, trong nhiều năm qua tỉnh An Giang đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, từ đó đưa diện tích gieo trồng cây lúa ở 3 vụ chính từ 581.292 ha vào năm 2010 lên đến 625.917 ha vào năm 2014 và năng suất trung bình 3 vụ từ 5,98 tấn/ha lên 6,453 tấn/ha, sản lượng năm 2014 ước đạt 4,039 triệu tấn tăng 17,8 ngàn tấn so năm 2013 góp phần ổn định an ninh lương thực và phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

10/02/2015
Hội Thảo Hội Thảo "Chiến Lược Phát Triển Cây Mắc Ca Tại Tây Nguyên"

Ngày 7/2, tại Đà Lạt diễn ra Hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên”. Chủ trì hội thảo gồm có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng; ông Đoàn Văn Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

10/02/2015
Giá Lúa Giảm Lợi Nhuận Thấp Giá Lúa Giảm Lợi Nhuận Thấp

Tính đến tuần đầu của tháng 2/2015, Sóc Trăng đã thu hoạch được trên 75.000 ha lúa đông xuân, bằng 53% diện tích gieo trồng. Do đặc điểm từng vùng sinh thái, nên thời gian xuống giống giữa các địa phương chênh lệch nhau khá xa. Diễn biến thị trường trong vụ lúa này cho thấy: Thu hoạch sớm có nhiều lợi thế về giá, vì khoảng 3 tuần này lúa rớt giá mạnh.

10/02/2015
Lúa Đông Xuân Sớm Mất Mùa, Rớt Giá Lúa Đông Xuân Sớm Mất Mùa, Rớt Giá

Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nói riêng và một số tỉnh ĐBSCL nói chung, đang bước vào giai đoạn thu hoạch sớm lúa Đông xuân chính vụ 2014 - 2015. Khác hẳn với vụ Đông xuân năm trước, năm nay, bà con mua bán lúa trong không khí khá trầm lắng vì lúa mất mùa, rớt giá và nguồn lợi nhuận đang bị giảm.

10/02/2015
Trái Cây Đặc Sản Đón Tết Trái Cây Đặc Sản Đón Tết

Theo thống kê của xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) thì các nhà vườn trong xã cung cấp được khoảng 1,5 triệu quả bưởi cho thị trường tết, giảm 25% so với dịp Tết Nguyên đán năm 2014. Nguyên nhân khiến sản lượng bưởi Tân Triều giảm là do thời tiết khắc nghiệt lúc cây ra hoa kết trái, dẫn đến nhiều hộ xử lý không đạt. Sản lượng giảm, nhu cầu tăng nên bưởi Tân Triều vào dịp tết có giá bán lẻ cao ngất ngưởng.

10/02/2015