Bưởi trái vụ hốt bạc

Ông Mai Văn Rẩy, ấp Hội Thành, xã Tân Hội (huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) canh tác 6.000 m2 vườn dừa xen bưởi da xanh cho biết, bưởi da xanh rải vụ đang hút hàng mạnh và đứng ở mức giá rất cao. Bưởi da xanh loại 1,4 kg/trái trở lên được thương lái thu mua với giá 57.000đ/kg, loại 1,2 kg/trái giá 48.000đ/kg.
Với giá này nhà vườn trồng bưởi da xanh với diện tích lớn, điều khiển cho trái rải vụ đều hốt bạc tỷ. Việc cho bưởi ra trái nghịch vụ đối với người làm vườn ĐBSCL bây giờ không quá khó. Họ có thể điều khiển cho cây ra trái rải đều theo ý muốn để tránh dội chợ.
Ông Đặng Văn Nám, nhà vườn canh tác 3 ha bưởi da xanh ở ấp Kênh Giữa 2, xã Kế Thành (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) khoe khoảng 20 ngày nữa là ông thu hoạch trên 15 tấn bưởi da xanh. Hiện tại, thương lái đã vào vườn ngã giá bưởi có trọng lượng từ 1,2 kg trở lên mua 53.000đ/kg. Với mức giá này ông ước tính lứa bưởi rải vụ này thu gần 800 triệu đồng...
Không chỉ bưởi da xanh có giá, mà bưởi Năm Roi cũng tăng cao. Ông Nguyễn Văn Mài, ấp Hòa Thành (xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, Sóc Trăng) cho biết, bưởi Năm Roi vụ nghịch cũng đang đứng ở mức trên 27.000đ/kg loại 1,2 kg/trái; loại 1 kg/trái trở lên có giá 24.000đ/kg. Tuy nhiên, để có được trái chín vào mùa này thì tháng 9, 10 năm trước nhà vườn phải điều khiển cho cây ra hoa, giờ mới có trái bán.
Ông Nguyễn Văn Lọ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Tân, Phú Hữu (huyện Châu Thành, Hậu Giang) phấn khởi cho biết, nhà vườn trồng bưởi Năm Roi ở xã Phú Tân đang trúng đậm với mùa bưởi nghịch vụ. Hiện Châu Thành có khoảng 1.500 ha bưởi Năm Roi đang cho trái. Tuy năng suất chỉ bằng 1/3 so với chính vụ, nhưng bù lại giá cao gấp 2 – 3 lần.
Ông Đàm Văn Hưng, chủ cơ sở thu mua bưởi da xanh Hương Miền Tây ở Ngã Ba Bềnh, xã Phước Mỹ Trung (huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) cho biết, bưởi da xanh và Năm Roi đang thiếu hụt nguồn cung. Mỗi ngày cơ sở chỉ thu mua được 10 tấn bưởi da xanh và Năm Roi, trong khi đó nhu cầu thị trường cần khoảng 30 tấn/ngày. Không chỉ trong nước mà ngay cả thị trường XK cũng đang có nhu cầu rất lớn.
Từ đầu năm 2015 đến nay đã có nhiều đối tác nước ngoài đến tham quan, đặt hàng mà cơ sở phải từ chối vì không đủ nguồn cung.
Ông Hưng khuyến cáo, để bảo vệ thương hiệu cho trái bưởi da xanh, bảo vệ người tiêu dùng, các nhà vườn không nên bán "bưởi non" cho các thương lái trong lúc thị trường khan nguồn cung. Bởi như vậy trái bưởi chưa đạt chất lượng nên sẽ mất dần uy tín với người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Khi giá cà phê trên thị trường có nhiều biến động (vào thời điểm đầu niên vụ thu hoạch thường có mức giá thấp và tăng lên ở những tháng giữa năm) là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp và hộ tư nhân thu mua tạm trữ cà phê kiếm lời. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này nếu không nắm bắt thời điểm mua - bán và việc bảo quản cà phê thiếu hợp lý cũng dễ trở thành “dao hai lưỡi”…

Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới của ông Lê Thành Được, ngụ ấp Mỹ Lương, thị trấn Phú Mỹ là một trong 5 mô hình được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chọn làm thí điểm. Trên diện tích 324m2, nhà trồng rau được trang bị hệ thống phun tưới tự động, lên liếp trồng cải xanh và cải ngọt.

Nông dân Đà Nẵng đang rầm rộ xuống đồng thu hoạch vụ hè thu trong tâm trạng phấn chấn khi công sức của họ được đền đáp xứng đáng. Trên các cánh đồng lúa vàng rực, đều tăm tắp, bông chắc, hạt mẩy, nông dân không phải tất bật chạy đua với mưa lũ như các năm trước. Đã chấm dứt cảnh phụ nữ giăng hàng cúi gập mình trên ruộng gặt lúa mà đã có máy gặt đập liên hợp đảm nhận, nông dân chỉ việc chất những bao lúa to lên ô-tô chở về.

Hiện mỗi sào (1.000m2) bắp sú tim, nhà vườn thu về không dưới 40 triệu đồng/vụ tiền lãi sau khi đã trừ mọi chi phí đầu tư. Trong khi đó, các loại bắp sú thường khác có giá chỉ chưa tới 4.000đ/kg. Tuy vậy, với giá bán này người làm bắp sú cũng đã có lãi.

Cả tuần nay, ông Phan Công Định (ấp 11, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình) đứng ngồi chẳng yên, lâu lâu lại lấy điện thoại hỏi người cháu đang công tác tại TP Cà Mau coi có thương lái nào quen thân chuyên thu mua mía ở miệt Cần Thơ, Hậu Giang mai mối giúp.