Bưởi Tết Đang Tăng Giá

Nhiều nhà vườn trồng bưởi rất phấn khởi khi càng gần tết, giá bưởi càng tăng cao và ổn định. Các hộ trồng bưởi ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết, giá bưởi da xanh được thương lái hợp đồng mua với các nhà vườn từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, còn bưởi Năm Roi từ 43.000 - 50.000 đồng/kg.
So cùng kỳ Tết năm trước mức giá cao hơn từ 15 - 20%. Theo nhà vườn, nguyên nhân bưởi tăng giá là do năm nay thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh nhiều, làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng và có thể sẽ gây khan hiếm cho thị trường dịp Tết sắp tới.
Ông Đặng Văn Nám, Giám đốc Hợp tác xã Bưởi Năm Roi Kế Thành, là người trồng bưởi lâu năm ở xã Kế Thành, huyện Kế Sách, ông có hơn 3 ha bưởi da xanh và Năm Roi.
Hiện đã được thương lái hợp đồng với giá 55.000 đồng/kg bưởi da xanh và 45.000 đồng/kg bưởi Năm Roi. Dự kiến sẽ thu hoạch trước tết khoảng một tuần, ước năng suất khoảng 15 tấn. Ông Nám cho biết: “Năm nay có thể bưởi sẽ tăng hơn nữa bởi giá bây giờ đã cao so với cùng kỳ mà thương lái nhận định các vùng bưởi khác đang giảm năng suất cũng như chất lượng”.
Theo các nhà vườn, lượng bưởi bán Tết có nguy cơ thiếu hụt vì vùng Mái Dầm – Hậu Giang, Bình Minh – Vĩnh Long và khu vực Bến Tre, vườn bưởi bị sâu hại tấn công khá mạnh, làm cho bưởi bị nám da, hoặc có đốm đen nên trái không đẹp và bị hư hại bên trong. Do vậy việc phòng ngừa sâu bệnh ngay từ ban đầu của Hợp tác xã Bưởi Năm Roi Kế Thành được xem là có kết quả tốt, giúp giảm thiệt hại cho nhà vườn, bưởi lại cho trái tròn đều, đẹp mắt.
Dự báo giá bưởi sẽ còn tăng cao. Hiện các nhà vườn đang ra sức chăm sóc vườn bưởi, sao cho trái đạt chất lượng, mẫu mã tốt nhất phục vụ thị trường Tết, tăng thu nhập cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có diện tích nuôi nghêu khoảng 2000 ha, tập trung ở các cồn Vạn Liễu, cồn Ông Mão, ấp Cây Bàng, Cầu Muống và Tân Phú thuộc xã Tân Thành, hàng năm ngư dân thu hoạch từ 20.000 - 30.000 tấn nghêu thương phẩm đem lại lợi nhuận rất lớn cho ngư dân vùng biển, riêng Ban Quản lý cồn bãi trực thuộc UBND huyện, quản lý, nuôi và khai thác 350 ha thuộc khu vực cồn Ông Mão, hàng năm từ nguồn thu hoạch nghêu, thu về cho ngân sách huyện chiếm gần 50%.

Phòng Kinh tế hạ tầng và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vừa phối hợp tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi heo rừng lai tại xã Xuân Quang 3 và thị trấn La Hai.

Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có 486ha nuôi tôm chân trắng, tăng 188ha so với năm 2012, hình thành nhiều vùng nuôi tập trung tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Các vùng nuôi cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Phát biểu tại buổi làm việc với Đảng uỷ và UBND xã Gung Ré (huyện Di Linh - Lâm Đồng) mới đây, TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh đã cải tạo vườn cà phê (ghép chồi hoặc trồng tái canh) bằng các giống cà phê đầu dòng được 18.000 ha. Đây là một “tín hiệu” rất đáng mừng. Bảo Lâm là địa phương đi đầu, có phong trào cải tạo vườn cà phê khá nhất. Di Linh và các địa phương khác cần học kinh nghiệm của Bảo Lâm để từng bước nâng cao hiệu quả canh tác cà phê.

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài kéo theo nhu cầu tiêu thụ chanh làm nước giải khát gia tăng. Chính vì vậy, hiện giá chanh cũng tăng vọt theo sự biến động của thị trường và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày tới.