Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bưởi, Quýt Phục Vụ Tết Ất Mùi-2015 Dự Báo Mất Mùa

Bưởi, Quýt Phục Vụ Tết Ất Mùi-2015 Dự Báo Mất Mùa
Ngày đăng: 19/12/2014

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, 2 loại trái cây phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi-2015 được trồng nhiều trên địa bàn tỉnh là bưởi da xanhvà quýt đường đều thất thu. Trong đó, sản lượng quýt dự kiến giảm 50% do diện tích trồng quýt đã giảm mạnh, bưởi giảm 30-40% do sâu bệnh làm rụng trái non.

Hơn 80% vườn bưởi tại Sông Xoài (huyện Tân Thành) bị nhiễm bệnh, dự đoán vụ bưởi Tết năm nay mất mùa.

Sản lượng giảm

Theo ông Tạ Anh Kiệt, Chủ nhiệm HTX bưởi da xanh Sông Xoài (xã Sông Xoài, huyện Tân Thành), bưởi da xanh có nguồn gốc từ miền Tây. Khi đưa về trồng tại xã Sông Xoàivẫn sinh trưởng tốt, sản phẩm tiêu thụ dễ và cho hiệu quả cao hơn so với một số loài cây ăn trái khác.

Tuy nhiên, mùa bưởi Tết năm nay, người trồng bưởi trên địa bàn Sông Xoài đang lo lắng bưởi sẽ mất mùa vào dịp Tết vì tỷ lệ hoa đậu trái thấp, hoặc đậu trái non nhưng rụng nhiều. Đây là tình trạng chung mà các nhà vườn trồng bưởi tại Tân Thành đang phải đối mặt.

Theo thống kê của HTX bưởi da xanh Sông Xoài, huyện Tân Thành, Sông Xoài có khoảng 100 hộ trồng bưởi da xanh trên tổng diện tích 120ha, trong đó có hơn 30ha bưởi đang thu hoạch. Năng suất trung bình mỗi vụ đạt 4-5 tấn/ha.Vào mùa Tết Nguyên đán,xã Sông Xoài cung cấp cho thị trường hơn 100 tấn bưởi, giá bán trung bình khoảng 40.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, vụ bưởi phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi có khả năng mất mùa do tác động của thời tiết. Theo ông Hồ Hoàng Kha, Phó Chủ nhiệm HTX, có khoảng 80% diện tích vườn bưởi xuất hiện tình trạng rụng trái non.

Với những hộ trồng quýt đường ở huyện Xuyên Mộc, đây là năm thứ 2 sản lượng quýt sụt giảm do bệnh vàng cuống làm rụng trái hoành hành. Hàng trăm ha quýt bị chặt bỏ do nhiễm bệnh không cứu chữa đượccũng làm cho mùa quýt Tết năm nay giảm sản lượng.

Ông Dương Xuân Nôi, Phó Chủ tịch UBND xãTân Lâm cho hay, trước đây xã Tân Lâm có 200 hộ dân canh tác khoảng 400ha quýt đường. Vào mỗi vụ quýt tết, Tân Lâm xuất ra thị trường từ 30.000-40.000 tấn quýt đường. Thế nhưng, hiện ở Tân Lâm có nhiều vườn quýt đường bị xóa sổ.

Cụ thể, tại ấp Suối Lê có hộ ông Dương Chắn Dưỡng (5ha), hộ ông Nguyễn Văn Kích (5ha) trồng quýt đường,đều đã chặt bỏ gần hết để trồng cây khác. Hay vườn quýt đường của ông Phạm Văn Thúy, ấp Bàu Chiên với 18ha đã cho thu hoạch nhưng cũng bị chặt bỏ để trồng thanh long ruột đỏ… Theo thống kê, đến thời điểm này, đã có hơn 100ha quýt đường đã bị phá bỏ do bệnh vàng cuống làm rụng trái non. Theo dự báo của người trồng quýt tại huyện Xuyên Mộc, vụ quýt này sản lượng quýt đường của xã Tân Lâm giảm một nửa so với vụ trước.

Dịch bệnh đe dọa cây trồng

Trước tình trạng bệnh vàng cuống làm rụng trái hoành hànhtại các vườn quýt ở Xuyên Mộc, đã có nhiều đoàn cán bộ, kỹ sư của ngành nông nghiệp đến khảo sát, nhưng đến nay vẫn chưa đưa ra được giải pháp trị bệnh. Quýt là loài cây khó tính, để có vườn quýt đẹp, trái đều, người trồng tốn rất nhiều công sức chăm sóc.Mặc dù được trồng rộng rãi trên địa bàn huyện Xuyên Mộc nhưng hầu hết các chủ vườn quýt chủ yếu vẫn canh tác theo kinh nghiệm nên dịch bệnh dễ xảy ra.

Còn các hộ trồng bưởi tại huyện Tân Thành cho rằng, nguyên nhân của việc mất mùa bưởi tết năm nay là do thời tiết diễn biến thất thường như lúc nắng nóng kéo dài làm cây thiếu nước;khi thì mưa lớn và kéo dài làm vườn bưởi bị úng nước, chết cây.

Tuy nhiên, nhận định về hiện tượng mất mùa bưởi Tết năm nay, các nhà khoa học nông nghiệp tại Trung tâm cây ăn quả miền Đông Nam bộ cho rằng, ngoài yếu tố thời tiết còn do yếu tố chăm sóc và phòng, trị bệnh của bà con nông dân thời gian qua chưa hiệu quả.

Mặt khác, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dịch bệnh cũng được xác định là do người trồng không kiểm soát được nguồn giống. Hơn nữa, xét về vùng đất trồng quýt, đất BR-VT khác với chất đất miền Tây (nơi xuất xứ giống quýt) nên chưa thể nói là phù hợp để canh tác cây quýt bền vững.

Ở vùng đất mới tình hình sâu bệnh nhiều nên vòng đời cây quýt cũng ngắn hơn. Vì vậy, nếu ngành nông nghiệp không tìm được giải pháp phòng trừ bệnh vàng cuống và rụng trái non trên quýt và bưởi thì nguy cơ mất cây trồng cho hiệu quả cao đối với cây bưởi và quýt đường là rất lớn.

Nguồn bài viết: http://www.baobariavungtau.com.vn/kinh-te/201412/buoi-quyt-phuc-vu-tet-at-mui-2015-du-bao-mat-mua-568494/


Có thể bạn quan tâm

Sò Huyết Ô Loan “Đổi Hình Thay Dạng” Sò Huyết Ô Loan “Đổi Hình Thay Dạng”

Sò huyết ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là đặc sản nổi tiếng vì thịt dai, ăn ngọt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người dân sống ven đầm đã đi thu mua sò huyết từ các nơi về bán cho du khách dưới thương hiệu sò huyết Ô Loan!

09/04/2013
80% Tôm Giống Không Rõ Nguồn Gốc Ở Bạc Liêu 80% Tôm Giống Không Rõ Nguồn Gốc Ở Bạc Liêu

Bạc Liêu có 394 cơ sở sản xuất và ương tôm giống để bán. Tuy nhiên, số cơ sở sử dụng nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh để tạo giống chất lượng cao chỉ chiếm 20%.

09/04/2013
Xuất Hiện Cặp Bê Con Song Sinh Ở Hà Tĩnh Xuất Hiện Cặp Bê Con Song Sinh Ở Hà Tĩnh

Con bò cái “đặc biệt” của gia đình ông Cao Xuân Sơn, trú tại xã Sơn Lễ (Hương Sơn - Hà Tĩnh) vừa sinh 2 con bê con cùng một lúc. Sự kiện hy hữu này đã thu hút rất nhiều người dân hiếu kỳ đến xem.

09/04/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Ương Nuôi Ghép Cá Sặc Rằn Với Cá Thát Lát Cườm Hiệu Quả Từ Mô Hình Ương Nuôi Ghép Cá Sặc Rằn Với Cá Thát Lát Cườm

Huyện Cờ Đỏ là một huyện vùng sâu, và có diện tích ương cá tra giống lớn nhất của TP Cần Thơ. Những năm trước, cá tra có giá nên diện tích ương giống cá tra tăng lên nhanh chóng, không theo qui hoạch và khuyến cáo của ngành chức năng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, cá tra rớt giá thê thảm, những hộ ương nuôi cá tra lỗ nặng, nợ nần chồng chất. Do đó người nuôi phải lựa chọn đối tượng nuôi ít rủi ro và cho lợi nhuận cao. Mô hình nuôi ghép cá sặc rằn với cá thát lát cườm được bà con chọn lựa, bước đầu mang lại thu nhập khá hấp dẫn.

10/04/2013
Tăng Cường Quản Lý Để Phát Triển Bền Vững Tăng Cường Quản Lý Để Phát Triển Bền Vững

Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TX Sông Cầu (Phú Yên) từ đầu năm đến nay có nhiều thuận lợi, các đối tượng nuôi đều phát triển tốt, bệnh trên tôm hùm nuôi cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, hiện việc nuôi trồng thủy sản chưa phát triển bền vững, môi trường nhiều vùng nuôi bị ô nhiễm…

30/10/2013