Bưởi Phúc Trạch Đang Hồi Sinh Sau Nhiều Năm Thất Bát

Bưởi Phúc Trạch Hà Tĩnh nổi tiếng trong cả nước bởi vị ngon, thơm đặc trưng, thế nhưng nhiều năm qua, cây bưởi Phúc Trạch lâm vào tình trạng ra hoa không đậu quả. Năm nay, khi giải pháp kỹ thuật được áp dụng đã mang lại hiệu quả.
Mùa bưởi năm nay, vườn bưởi hơn 400 gốc của ông Nguyễn Văn Cường, xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh có 120 cây cho quả, số còn lại mới trồng 1-3 năm.
Sau nhiều năm thất bát, năm nay ông đã chăm sóc theo đúng quy trình, thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật như làm cỏ, xới xáo tỉa cành, tạo tán, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh hại và hoàn chỉnh hệ thống tưới, thoát úng, nhờ vậy tỷ lệ cây đạt quả rất cao. Ước tính vườn bưởi của ông Cường có hơn 4.000 quả, dự kiến cho thu nhập trên 100 triệu đồng.
Năm nay, những vườn bưởi sai quả trải đều trên địa bàn các xã vùng bưởi Phúc Trạch như Hương Đô, Phúc Trạch, Hương Trạch, Gia Phố, Lộc Yên… đặc biệt, Hương Trạch được xem là xã điểm khi 100% hộ dân thực hiện biện pháp thụ phấn bổ sung và cho hiệu quả ngoài mong đợi.
Từ sau năm 1997, bưởi Phúc Trạch bắt đầu mất mùa. Người dân không còn mặn mà với bưởi, thậm chí, nhiều người đã nghĩ đến việc “khai tử” cho một thương hiệu quý. Sau nhiều năm nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, giờ đây bưởi Phúc Trạch đã hồi sinh trở lại. Người nông dân có thêm thu nhập, tỉnh Hà Tĩnh phát huy được giá trị của một cây trồng đặc sản mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng.
Có thể bạn quan tâm

Với ưu điểm dễ tiêu thụ, giá bán cao, ổi trái vụ đang được người dân ở xã Di Trạch, huyện Hoài Đức áp dụng trồng rộng rãi trong những năm gần đây

Không tốn nhiều công chăm sóc lại được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên mô hình trồng xen cây đinh lăng đang hứa hẹn mở ra hướng đi mới cho nông dân ở Tây Ninh

Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, đầu năm 2016 hai thanh niên Phùng Văn Hùng khởi nghiệp với mô hình nuôi gà ri trên diện tích gần 2.000 m2.

Dù sở hữu gần 200 ha rừng trồng nhưng chàng thanh niên trẻ Trần Văn Điện, 34 tuổi vẫn chưa dừng lại với thành quả mình đang có

Sau hơn 2 năm triển khai, mô hình chăn nuôi lợn theo quy trình GAHP nông hộ (thực hành chăn nuôi tốt) đã lan tỏa với sự tham gia của hàng chục hộ dân.