Bưởi Phúc Trạch đại thắng

Anh Hoàng Văn Tú (xóm Kim Sơn, xã Hương Trạch) phấn khởi khi bưởi năm nay vừa được mùa, vừa được giá. Vườn bưởi gia đình anh Tú năm nay cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng.
Từ Hà Linh, Hương Thủy lên đến Lộc Yên, Phúc Trạch, Hương Trạch... ở đâu bưởi cũng trĩu cành. Theo Phòng NN&PTNT huyện Hương Khê, toàn huyện hiện có 1.500 ha bưởi Phúc Trạch, trong đó khoảng hơn 1.000 ha cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 45 tấn/1 ha.
Vườn bưởi gia đình anh Nguyễn Văn Phước (xóm Ngọc Bội, xã Hương Trạch) cho hơn 5.000 quả, hứa hẹn sẽ đem lại khoản thu nhập rất lớn cho gia đình.
Anh Phước và cây bưởi đặc biệt có hơn 200 quả
Chị Bùi Thị Hoa (xóm 11, xã Phúc Trạch) lựa bưởi quà cho khách đến mua
Theo khảo sát của chúng tôi, nếu bán ngang tại vườn, giá bưởi đổ đồng 40 nghìn đồng/quả, với bưởi loại I (dùng làm quà tặng) có giá giao động từ 90-100 nghìn đồng/quả.
Một lượng lớn bưởi Phúc Trạch được tiêu thụ qua “chợ bưởi” tự phát tại thị trấn Hương Khê, mở từ khoảng 3 đến 6 giờ sáng. Ước chừng mỗi ngày có khoảng 20.000 quả bưởi được tiêu thụ ở đây. Qua các thương lái, chủ yếu bưởi được đưa ra Hà Nội, Vinh, về TP. Hà Tĩnh hoặc vào Đồng Hới (Quảng Bình)
Các kết quả nghiên cứu trong nước gần đây cho thấy, trong số hơn 100 giống bưởi ở nước ta, bưởi Phúc Trạch được đánh giá là ngon nhất.
Bưởi Phúc trạch được xếp vào các giống cây trồng có nguồn gien quý và hiếm, được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục các giống cây trồng cấm xuất khẩu.
Hiện, bưởi Phúc Trạch đã được các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài giới thiệu trên các trang web (http://www.vietnamemb.se) như là một đặc sản của đất nước với bạn bè thế giới.
Năm 2006, bưởi Phúc Trạch được chọn là một trong những món quà tiếp các đại biểu dự Hội nghị APEC tại Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm

Trong 2 ngày 5 và 6/9, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An đã tiến hành thả rạn nhân tạo tại vùng biển xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu và Quỳnh Long, Quỳnh Lưu.
Bức xúc trước tình trạng nước thải ô nhiễm của các nhà máy xả trực tiếp ra sông làm chết cá, người nuôi cá mang cá chết đến đổ tại doanh nghiệp.

Đến hẹn lại lên, vào thời điểm này, khi nói đến vùng đất đầu nguồn sông Tiền Tân Châu (An Giang), ai cũng đều nghĩ đến hình ảnh những cánh đồng trắng xóa, hay bắt gặp hình ảnh mọi người đang trên những chiếc xuồng cùng với chài, lưới hay những ngư cụ khác để đánh bắt thủy sản, cùng với đó, là màu vàng của bông điên điển, là bông súng ngoi lên trên mặt nước hay những rau muốn đồng vượt nước non miểu, đó là những thứ mà thiên nhiên ban tặng cho những người nông dân mỗi khi lũ về. Và chắc hẳn, người dân xã Vĩnh Xương, nơi giáp với nước bạn Campuchia vẫn luôn được mọi người biết đến với nghề đánh bắt thủy sản và tên gọi cư dân vùng “rốn” lũ. Bởi lẽ, mùa nước lên cũng là thời điểm ăn nên làm ra của bà con nơi đây.

Cùng với việc thành lập hệ thống chi hội nghề cá cơ sở, giao quyền khai thác thủy sản trên vùng nước cho các tổ chức ngư dân, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế còn thành lập 6 khu bảo vệ thủy sản (KBVTS), loại hình bảo tồn quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trên phá Tam Giang - Cầu Hai. Đây là hoạt động xã hội hóa trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.

Chiều ngày 3/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng có cuộc họp với các đơn vị sở, ngành và phía Công ty TNHH MTV Việt - Úc Cà Mau về việc đầu tư một số dự án trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.