Bưởi Năm Roi Tăng Giá, Chanh Không Hạt Rớt Giá

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành (Hậu Giang), hiện giá bưởi Năm Roi tiếp tục tăng trung bình 5.000 đồng/kg so với 10 ngày trước đó. Cụ thể bưởi loại I từ 1kg trở lên hiện tại có giá từ 25.000-27.000 đồng/kg; loại II từ 800g đến dưới 1kg có giá 10.000-15.000 đồng/kg.
Bưởi tăng giá là do bước vào vụ nghịch, sản lượng bưởi cung không đủ cầu. Dự báo giá sẽ còn tăng lên đến trung tuần tháng 8 âm lịch.
Huyện Châu Thành hiện có khoảng 1.705ha bưởi Năm Roi, trong đó có trên 90% diện tích đang cho trái.
- Huyện Châu Thành hiện có 329ha chanh không hạt, tập trung nhiều nhất ở xã Đông Thạnh. Gần 1 tháng nay, chanh không hạt luôn rớt giá khiến nhà vườn nơi đây gặp khó khăn trong tiêu thụ.
Vào trung tuần tháng 5, giá chanh không hạt có giá 42.000 đồng/kg, thì hiện nay chỉ còn 10.000 đồng. Nguyên nhân được nhà vườn nơi đây cho biết là chanh đang bước vào vụ thu hoạch, bên cạnh đó do thời tiết mưa nhiều, thương lái gặp khó khăn trong khâu vận chuyển.
Còn tại Hợp tác xã Thạnh Phước, mỗi ngày chỉ cung ứng từ 4-5 tấn trái cho các siêu thị, còn sản lượng xuất khẩu tiêu thụ chậm. Được biết, hiện nay nhà vườn trồng chanh ở huyện Châu Thành ngoài việc phải đối mặt với khó khăn về giá cả, thì dịch bệnh “lá đứng” đang xuất hiện vẫn chưa có biện pháp phòng trị.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường cao su thiên nhiên vừa qua đã ghi nhận sự giảm giá liên tục, đặc biệt là những tháng cuối năm 2011 và kéo dài đến đầu năm 2012. Các chuyên gia dự đoán năm nay sẽ là một năm đầy khó khăn đối với ngành xuất khẩu cao su Việt Nam. Theo Hiệp hội Cao Su Việt Nam, cần tiến hành nhanh đồng bộ nhiều biện pháp để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2012.

Tốt nghiệp ĐH Nông lâm Huế, Hồ Văn Quân trở lại ngay chính quê hương ở xã Hồng Thủy (H.A Lưới, Thừa Thiên - Huế) để trồng rừng và trồng chuối. Bây giờ anh đã có trong tay 100 ha rừng và 10 ha chuối, mỗi năm thu hoạch hàng trăm triệu đồng.

Gia Lai có 77.500 ha cà phê, trong số diện tích cà phê già cỗi cần cải tạo và tái canh chiếm khoảng 36%, phần lớn của dân. Trên thực tế thời gian qua, chương trình tái canh gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề về vốn và kỹ thuật.

Thông qua mô hình Hợp tác xã (HTX), hộ nông dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sẽ góp đất lại để tích tụ thành cánh đồng mẫu lớn, tạo ra thị trường nông sản quy mô lớn...

Tỉnh Hậu Giang đang đẩy mạnh sự liên kết giữa “bốn nhà” (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông) nhằm tìm hướng phát triển ổn định, bền vững cho nghề nuôi cá tra. Thị xã Ngã Bảy là nơi đầu tiên trong tỉnh thực hiện việc liên kết “bốn nhà” và đang có những kết quả khả quan.