Bưởi Da Xanh Tăng Giá Kỷ Lục

Tại tỉnh Tiền Giang, giá bưởi da xanh thương lái thu mua tại vườn từ 50.000-60.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đem lại lợi nhuận lớn cho bà con.
Theo ông Thái Văn Đua, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng bưởi da xanh ở Cai Lậy thì giá bưởi da xanh đã tăng lên mức kỷ lục tới 60.000 đồng/kg. Với mức giá này, mỗi hecta bưởi da xanh bà con đạt giá trị sản xuất trên nửa tỷ đồng trong đó lãi ròng khoảng 300 triệu đồng.
Tiền Giang hiện có gần 5.500 ha bưởi, chủ yếu trồng các giống bưởi đặc sản đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu như: bưởi da xanh, bưởi lông Cổ Cò... tập trung tại các huyện vùng ngập lũ như Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành.
Với việc ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật thâm canh tiên tiến, các nhà vườn đạt năng suất bình quân khoảng 14 tấn/ha và sản lượng bưởi hàng năm của tỉnh đạt trên 70.000 tấn quả. Tiền Giang cũng xác định bưởi da xanh, bưởi lông Cổ Cò là các giống cây ăn trái đặc sản có lợi thế cạnh tranh cần phát huy để giúp nhà vườn tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ có đầu óc nhạy cảm, chị Thiếc trở thành người Quảng Trị đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này trở thành tỷ phú nhờ con sứa. Cái duyên đến với nghề chế biến, kinh doanh sứa thật bất ngờ với chị. Theo chồng đi biển bao năm nhưng cuộc sống vẫn đói khổ, sức khỏe ngày càng yếu, năm 2012, chị quyết định lên bờ đi bán sứa, đóng gói thuê cho các doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) và Vương quốc Thái Lan về phát triển đàn bò thịt chất lượng cao Charolais, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng mô hình giống bò thịt Charolais. Đến nay sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình cho hiệu quả bước đầu khả quan.

Anh Đức kể, gia đình anh vốn là nông dân nên dường như cái nghiệp này đã “ngấm vào máu” anh từ nhỏ. Mặc dù khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế (năm 2004) anh cũng thử lăn lộn với các nghề khác nhau, nhưng rốt cuộc “tình yêu ruộng vườn” vẫn thắng thế nên năm 2008 anh quyết định về làm nông dân.

Dọc theo tuyến đường Lê Hồng Phong, phường IV, mặc cho sự ồn ào hối hả của xe cộ, những chậu rau của gia đình chị Hồng Đào vẫn âm thầm phát triển tươi tốt. Chị Đào cho biết, tận dụng những chậu hoa tết còn lại ít đất cùng phân hữu cơ, chồng chị đã mang rau vào thay thế.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu rủi ro, Ngân hàng Nhà nước cũng như Bộ Tài chính cần có những chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho vay phát triển khu vực nông nghiệp nhiều hơn nữa. Cụ thể, cần xem xét một số biện pháp hỗ trợ đối với người vay vốn như thành lập quỹ bảo lãnh vốn nông nghiệp; bảo hiểm tín dụng nông nghiệp; có chính sách hỗ trợ về vốn, lãi suất đối với các tổ chức tín dụng tham gia cho vay lĩnh vực nông nghiệp...