Bưởi Da Xanh Bến Tre Không Đủ Xuất Khẩu

Chất lượng trái bưởi không ổn định khiến các doanh nghiệp đầu mối không chủ động nhận đơn đặt hàng xuất khẩu.
Dù khá nổi tiếng và hàng năm cung ứng ra thị trường hàng chục ngàn tấn, nhưng bưởi da xanh Bến Tre vẫn loay hoay với thị trường nội địa. Hiện bưởi da xanh Bến Tre đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới như Đức, Canada, Hà Lan, Nga, Hong Kong, Trung Quốc… Và từ đầu năm đến nay đã có thêm nhiều đơn đặt hàng từ Pháp và Nhật.
Tuy nhiên, đến nay sản phẩm chủ yếu vẫn chỉ tiêu thụ trong nước. Nguyên nhân là sản lượng và chất lượng trái bưởi không ổn định nên các doanh nghiệp đầu mối không chủ động nhận đơn đặt hàng xuất khẩu.
Bến Tre có gần 5.000 ha bưởi da xanh, lớn nhất khu vực. Năm 2013 địa phương cung ứng thị trường trên 30 tấn trái, trong đó chỉ có 200 tấn xuất khẩu, chủ yếu là sản phẩm của các nhà vườn được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.
Hiện Bến Tre cũng đang đẩy mạnh vận động các nhà vườn sản xuất theo hướng liên kết, áp dụng cùng quy trình nhằm ổn định cả số lượng lẫn chất lượng và khuyến khích doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm cho nhà vườn.
Ông Nguyễn Văn Thượng, Phó chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết, trước tình hình sản xuất mánh mún, nhỏ lẻ, ngành nông nghiệp tỉnh đã tổ chức lại sản xuất, hình thành liên kết tổ hợp tác bưởi da xanh. Trước mắt, hợp tác xã tiếp nhận khoa học kỹ thuật để thực hiện đúng quy trình, nâng cao được chất lượng sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Phú Yên hiện có 105 cơ sở sản xuất giống thủy sản với các qui mô khác nhau, phân bố khá đều tại ba khu vực: huyện Đông Hòa (30,5%), thành phố Tuy Hòa (34,3%) và thị xã Sông Cầu (35,2%). Trong đó, đối tượng sản xuất chính vẫn là tôm chân trắng (27 cơ sở), tôm sú (29 cơ sở). Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất giống cua (09 cơ sở), ốc hương (17 cơ sở) và đối tượng khác 02 cơ sở.

Những năm qua, tình trạng chặt phá điều để chuyển đổi cây trồng khác diễn ra phổ biến tại các tỉnh Đông Nam Bộ, trong đó có Bình Phước, khiến cây điều dần dần mất lợi thế.

Mô hình có diện tích 0,3 ha, mật độ thả 3 con/m2 do hộ ông Đinh Quang Hùng ở xã Hưng Lộc - Tp Vinh thực hiện. Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 40% con giống, 40 % thức ăn.

Sắn dây là một loại cây dây leo. Nó có thể sống lâu năm. Nó thường leo lên để chiếm lĩnh đỉnh cao. Khi mọc cạnh một cây cao, nó sẽ leo lên tới tận ngọn của cây đó. Ta thường thấy, nó bám vào các dây thu lôi rồi leo lên tận mái nhà. Nó có thể dài tới hơn 10m. Lá kép, mọc so le.

Sức hấp dẫn về giá cả và sức bật về kinh tế từ con tôm nhiều năm qua luôn hấp dẫn người dân trong việc duy trì mô hình này, đặc biệt là trong vài năm gần đây, con tôm thẻ chân trắng ngày càng có sức hút mạnh vì thời gian nuôi ngắn hơn con tôm sú, tỷ lệ thành công cao.