Bước tiến công nghệ trong ngành sản xuất lúa gạo

Tiến bộ trong khoa học được kỳ vọng sẽ tạo ra một giống lúa mới, có nhiều ưu điểm hơn trong tương lai
Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc và BGI (trước đây là Viện Gien Bắc Kinh) vừa lần đầu tiên xác định được chính xác cấu trúc di truyền của hơn 3.000 giống gạo khác nhau, theo CNBC.
Marco van den Berg, giám đốc công nghệ IRRI cho hay giờ đây, các nhà chọn giống có thể sử dụng các dữ liệu trình tự gien để xác định và xây dựng cây trồng mang các đặc tính tốt. Đây là một tiến bộ lớn trong hoạt động nghiên cứu lúa gạo.
Bằng cách xác định AND của các giống lúa, giới nghiên cứu kỳ vọng sẽ cải thiện được chất lượng tổng thể của việc canh tác lúa gạo. Các đặc điểm tốt đang được nhắm đến để phát triển bao gồm chất lượng dinh dưỡng cao hơn, khả năng chịu đựng sâu hại, dịch bệnh, lũ lụt và hạn hán tốt hơn, giảm tải việc thải ra khí nhà kính.
“Bộ dữ liệu này cung cấp khả năng truy cập tới hàng triệu chỉ dấu di truyền có thể được dùng để tạo ra loại cây trồng bền vững hơn trong tương lai: loại cây trồng cần ít nước, phân bón và thuốc trừ sâu”, Rod Wing, giám đốc Viện Genomics Arizona tại Đại học Arizona, nói.
Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên, một số lượng lớn giống cây trồng của một loại lương thực chính được giải mã trình tự gien và công bố công khai. Việc này sẽ giúp phát triển các loại cây trồng cho ra năng suất cao hơn, trong bối cảnh các mối đe dọa về môi trường đang gia tăng, giúp củng cố an ninh lương thực thế giới.
Tuần trước, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong năm 2015 - 2016 sẽ sụt giảm lần đầu tiên trong vòng 5 năm trở lại đây. Lý do là vì nguồn cầu vượt quá sức cung khi các nước sản xuất lúa gạo chính chật vật với lũ lụt, hạn hán và tình hình thời tiết tiêu cực.
“Lượng gạo tồn kho của các nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu - bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam - đang ở mức thấp nhất trong 4 năm là nguyên nhân góp phần giảm nguồn cung lúa gạo toàn cầu”, báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết.
Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, gạo là lương thực chính của hơn một nửa số dân trên toàn thế giới. Dân số toàn cầu vốn được dự báo là sẽ vượt qua con số 9,6 tỉ người vào năm 2050.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Đình Chiến ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), thương lái chuyên thu mua dưa hấu từ miền Nam ra tới miền Trung, lên đến Tây Nguyên để cung ứng cho thị trường Trung Quốc, cho biết: “Trong Tết Nguyên đán, giá dưa được tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc và miền Bắc còn khá cao, nên chúng tôi thu mua dưa tại ruộng với giá hơn 10.000đ/kg, người trồng dưa còn phấn khởi.

Qua đánh giá của cơ quan chuyên môn, giống khoai tây Solara phát triển nhanh, ra tia củ sớm, có khả năng chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt như sương mù kèm theo mưa phùn, thời gian sinh trưởng từ 85 đến 90 ngày. Về hiệu quả kinh tế, với năng suất 120 tạ/ha thì cứ 1ha sau khi trừ chi phí người trồng có thể thu lãi khoảng 34 triệu đồng/vụ.

Chuyển biến rõ nét nhất khi có doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp là sản xuất được nâng tầm về quy mô và chuyển biến về chất. Hiện 2,1 trong tổng đàn 2,4 triệu con gà trong toàn huyện hiện được nuôi trong trang trại bảo đảm an toàn dịch bệnh, ổn định về đầu ra và lợi nhuận.

Trong hoàn cảnh nhiều sản phẩm cây trồng tại địa phương, từ mủ cao su, hạt điều đến cả trái thanh long đều không được giá trong năm thì câu chuyện về cây trồng được xếp vào loại cây “tỷ đô” là mắc ca trong thời gian qua đã thu hút sự chú ý của nông dân. Chưa hết, vốn đã quen với biến động giá cả, cũng đã từng chạy theo cây có giá cao mà chặt cây đang trồng có giá thấp nên những người có đất cũng bắt đầu tìm hiểu về cây mắc ca như một cơ hội để làm giàu nhanh, dù có nghe khuyến cáo loại cây trồng này thích hợp nhất ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc.

Mặc dù đầu năm thị trường bị thiếu một số mặt hàng nông sản đặc trưng như dưa leo, cải và rau củ, nhưng do phối hợp tốt với các nhà vườn tại Đà Lạt và TPHCM chủ động chuẩn bị lượng tốt từ trước Tết, nên siêu thị vẫn có đủ hàng để giảm giá đầu năm. Đặc biệt, một số loại nông sản như khoai tây, cà rốt, salad mỡ, dưa leo... có giá rẻ hơn thị trường từ 4.000 đến 13.000 đồng/kg.