Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bùng Phát Dịch Tôm Đồng Mỹ Trung (Bình Định)

Bùng Phát Dịch Tôm Đồng Mỹ Trung (Bình Định)
Ngày đăng: 16/04/2014

Vùng nuôi tôm Mỹ Trung, thuộc thôn Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước - Bình Định), có diện tích hơn 31 ha. Vụ nuôi tôm năm nay, người nuôi tôm ở đây mới thả tôm giống 12 ngày thì tôm bị dịch bệnh chết hàng loạt, đến nay lan rộng trên 23 ha.

Vụ nuôi tôm năm nay thuận lợi hơn mọi năm do đợt lũ lịch sử tháng 11 năm ngoái phần nào làm sạch môi trường. Phần đông bà con mua tôm thẻ chân trắng (TTCT) đã qua kiểm dịch của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam - chi nhánh Bình Định 3, ở xã Mỹ An - Phù Mỹ, và của Công ty Việt Úc ở Bình Thuận về thả nuôi từ 1 - 9.3.2014 và nuôi mới 12 ngày đã xảy ra dịch bệnh làm cho tôm chết hàng loạt, đến nay đã lan rộng trên 23 ha.

Ông Phan Văn Chạy, Chi hội trưởng Chi hội nuôi tôm đồng Mỹ Trung, than thở: Vụ nuôi tôm năm nay ai cũng đều tin tưởng sẽ thắng lợi, không ngờ mới thả tôm giống vào nuôi được 12 ngày thì xảy ra bệnh thân đỏ đốm trắng trên diện tích 1 ha, sau đó lan rộng ra toàn vùng. Hiện tại còn 8 ha mới nuôi 1 tháng tuổi chưa xảy ra dịch bệnh, nhưng bà con cũng rất lo lắng.

Ông Đỗ Ngọc Du, một trong 6 hộ thả tôm giống của Công ty Việt Úc, cho biết: “6 hộ chúng tui đều mua giống TTCT về thả cùng ngày 4.3 trên 6 ao nuôi có tổng diện tích 3 ha. 12 ngày sau, tôm dạt vào bờ chết, lấy mẫu đi xét nghiệm mới biết bị bệnh đốm trắng.

Chúng tôi nghi ngờ có thể tôm mang mầm bệnh từ bố mẹ, chứ thường tôm nuôi ít ra cũng từ 1 tháng trở lên mới xảy ra dịch bệnh. Riêng phần tôi với diện tích 7.500 m2, thả 25 vạn TTCT, chi phí cải tạo ao, mua tôm giống, thức ăn, xăng dầu hết 50 triệu đồng đã đi tong”.

Nhiều hộ nuôi tôm thâm niên ở đây cho rằng, 2 năm liên tiếp mất mùa nên việc đầu tư cải tạo ao nuôi của bà con thiếu đồng bộ, chỉ 70% số hồ cải tạo bài bản, còn lại cải tạo sơ sài và có chủ hồ cứ để vậy thả nuôi TTCT mua trôi nổi trên thị trường. Mặt khác, hệ thống cấp nước và thải nước mặc dù có 2 kênh riêng biệt, nhưng lại chung một cống dẫn và thoát nước nên khi một ao tôm bị dịch bệnh thải nước ra môi trường, ao khác lấy vào thì việc lây lan bệnh là khó tránh khỏi.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thắng, cho biết: Tuy ở đây có chi hội nuôi tôm cộng đồng, nhưng hoạt động không hiệu quả, mạnh ai nấy làm, khi xảy ra dịch bệnh, chính quyền địa phương và ngành chức năng đến kiểm tra, xử lý, các hộ nuôi tôm không hợp tác, nên không thể dập dịch triệt để được.


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên Tạo Hiệu Quả Kinh Tế Nhờ Tích Cực Chuyển Đổi Cây Trồng Phú Yên Tạo Hiệu Quả Kinh Tế Nhờ Tích Cực Chuyển Đổi Cây Trồng

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ cây truyền thống sang canh tác cây có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, anh Võ Minh Tuấn ở thị trấn Hai Riêng (Sông Hinh - Phú Yên) đã từng bước nâng cao đời sống gia đình, xứng đáng là nông dân sản xuất giỏi.

25/05/2014
Chưa Phát Huy Hiệu Quả Tiêu Chuẩn MSC Cho Con Nghêu Chưa Phát Huy Hiệu Quả Tiêu Chuẩn MSC Cho Con Nghêu

Nghề quản lý, khai thác nghêu Bến Tre được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn MSC từ tháng 11-2009. Sau khi được chứng nhận MSC, nghêu Bến Tre được nhiều nước trên thế giới quan tâm, do đó giá nghêu thương phẩm liên tục tăng cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển.

26/05/2014
Bắc Ninh Phòng Bệnh Cho Thủy Sản Trong Mùa Cao Điểm Bắc Ninh Phòng Bệnh Cho Thủy Sản Trong Mùa Cao Điểm

Các hộ nuôi trồng thủy sản trong tỉnh Bắc Ninh cơ bản hoàn thành việc xuống giống vào ao nuôi. Để bảo đảm cho một vụ thủy sản năng suất, giá trị cao, các hộ nuôi trồng cần có những biện pháp chuẩn bị tích cực để ứng phó khi dịch bệnh thủy sản xảy ra.

26/05/2014
Anh Phú Quốc Thắng Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Heo Rừng Anh Phú Quốc Thắng Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Heo Rừng

Anh Phú Quốc Thắng (30 tuổi, ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận) được biết đến như một thanh niên ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong phát triển kinh tế với mô hình chăn nuôi heo rừng.

26/05/2014
Nông Dân Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) Không Mặn Mà Với Cây Mía Nông Dân Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) Không Mặn Mà Với Cây Mía

Cây mía một thời được xem là cây công nghiệp chủ lực của huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi). Tuy nhiên, sau một thời gian chịu cảnh mía “đắng”, nhiều nông dân đã phá bỏ cây mía, chuyển sang trồng mì, bắp, lúa và một số cây hoa màu khác.

26/05/2014