Bùng phát dịch bọ hung hại mía ở Thanh Hóa

Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Thạch Thành, mật độ bọ hung hại mía phổ biến ở mức 10 - 15 con/m2. Tại các xã ở ven sông Bưởi có mật độ bọ hung phá hại nặng nhất như các xã Thạch Cẩm, Thạch Quảng, Thành Tiến…
Có nơi mật độ bọ hung hại mía lên đến 50 con/m2. Tại những diện tích mía lưu gốc vụ 2, vụ 3 có mật độ bọ hung hại mía cao, mức phá hại mía nặng, bà con nông dân phải tiến hành trồng lại khoảng 10 ha nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng mía.
Theo lãnh đạo địa phương cho biết, bọ hung hại mía ở vùng mía nguyên liệu phía bắc tỉnh Thanh Hóa chưa có thuốc đặc trị, mà chỉ có thể diệt trừ bằng phương pháp thủ công như bẫy đèn để bắt bọ hung trưởng thành hoặc bắt sâu non.
Nhằm khuyến khích bà con diệt trừ bọ hung hại mía, hiện công ty mía đường Việt-Đài đang tổ chức thu mua sâu non với giá 80.000 đồng/kg. Công ty cũng ưu tiên thu mua mía nguyên liệu tại những vùng bị bọ hung phá hại trước, nhằm giảm bớt thiệt hại cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng anh Võ Hoàng Nam ở ấp Tân Hưng, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông đã có hơn 2 năm làm nghề cào và luộc hến cho biết: hơn nửa tháng nay, ngày nào vợ chồng anh cũng sử dụng ghe cào được trên dưới 100kg hến; đưa vào lò luộc đãi vỏ lấy được 15 - 20kg thịt hến.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười, tổng diện tích do bị đổ ngã là 4.827ha, tập trung ở các xã Mỹ An, Mỹ Quí, Mỹ Đông, thị trấn Mỹ An... lúa bị thiệt hại chủ yếu trong giai đoạn trổ chín; ước tính tổng thiệt hại là gần 4,4 tỷ đồng.

Nhà vườn Bùi Văn Sữa ở xã Định Yên cho biết, hiện vườn nhà ông có khoảng 2.600m2 đất trồng quýt đường, với trên 280 gốc, đang cho thu hoạch rộ. So với trồng quýt hồng thì quýt đường cho năng suất cao hơn, với khoảng 20kg/cây, ít sâu bệnh, khi cây đã lớn chủ yếu bón phân hữu cơ, cây cho trái luân phiên.

Thời gian qua, huyện Cao Lãnh đẩy mạnh đầu tư khai thác các sản phẩm chủ lực của địa phương như: lúa, xoài, thủy sản, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học... Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của huyện thời gian qua là thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế và Đề án phát triển 50 ha cây chanh leo của UBND huyện Vị Xuyên (tập trung tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc); sau hơn 4 tháng trồng và chăm sóc, đến nay số diện tích cây chanh leo mùa đầu tiên đã bắt đầu cho thu hoạch, bước đầu cho thấy những kết quả tích cực.