Bùng phát dịch bọ hung hại mía ở Thanh Hóa

Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Thạch Thành, mật độ bọ hung hại mía phổ biến ở mức 10 - 15 con/m2. Tại các xã ở ven sông Bưởi có mật độ bọ hung phá hại nặng nhất như các xã Thạch Cẩm, Thạch Quảng, Thành Tiến…
Có nơi mật độ bọ hung hại mía lên đến 50 con/m2. Tại những diện tích mía lưu gốc vụ 2, vụ 3 có mật độ bọ hung hại mía cao, mức phá hại mía nặng, bà con nông dân phải tiến hành trồng lại khoảng 10 ha nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng mía.
Theo lãnh đạo địa phương cho biết, bọ hung hại mía ở vùng mía nguyên liệu phía bắc tỉnh Thanh Hóa chưa có thuốc đặc trị, mà chỉ có thể diệt trừ bằng phương pháp thủ công như bẫy đèn để bắt bọ hung trưởng thành hoặc bắt sâu non.
Nhằm khuyến khích bà con diệt trừ bọ hung hại mía, hiện công ty mía đường Việt-Đài đang tổ chức thu mua sâu non với giá 80.000 đồng/kg. Công ty cũng ưu tiên thu mua mía nguyên liệu tại những vùng bị bọ hung phá hại trước, nhằm giảm bớt thiệt hại cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Vào năm 2012, nhiều chủ vựa cua trên địa bàn các huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Cái Nước... lao đao vì bị quỵt nợ hàng chục tỷ đồng do mua bán cua với thương lái Trung Quốc kinh doanh không phép.

Trong khi dịch bệnh trên tôm tại nhiều địa phương đã được kiểm soát thì tại thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) lại phải công bố dịch. Điều đáng nói là sau khi công bố dịch nông dân bất cập trong khâu quản lý lẫn ý thức của người nuôi.

“Mới đầu mùa mà trời nắng nóng gay gắt, con người mà cũng không trụ nổi, huống chi là tôm. Thời tiết này mà kéo dài thì diện tích tôm nuôi bị bệnh chết còn diễn biến phức tạp”- anh Hà Dũng, người nuôi tôm ở xã Phú Xuân (Phú Vang - Thừa Thiên - Huế) bày tỏ.

Nhằm phát triển cây vải thiều bền vững, các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang không chỉ chủ động hỗ trợ người dân về mặt sản xuất, mà còn đẩy mạnh chế biến, tăng cường xúc tiến thương mại nhằm tìm đầu ra ổn định cho quả vải.

Tam Dương là một trong 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc được chọn tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trên đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2011-2013 theo Quyết định 315/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau 3 năm triển khai, BHNN đã giúp nông dân trong huyện yên tâm đầu tư vào sản xuất, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.