Bùn Thải Từ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thủy Sản Không Thuộc Danh Mục Chất Thải Nguy Hại

Ngày 25/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014. Kèm theo thông tư này là 04 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, trong đó có QCVN 50:2013/BTNMT (QCVN 50) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước. Đây cũng là một kiến nghị của VASEP với Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2012.
Theo QCVN 50 thì bùn thải từ xử lý nước thải chế biến thủy sản không thuộc danh mục chất thải nguy hại. Do đó, chỉ số ô nhiễm của từng hạng mục được tính toán giảm để tính toán thuế bảo vệ môi trường.
Đây là 1 trong 7 kiến nghị của VASEP tại Công văn số 49/2012/CV-VASEP (CV49) ngày 15/5/2012 gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho DN chế biến thủy sản trong việc thực hiện về quản lý môi trường.
Tại công văn này, VASEP đề nghị Bộ sớm có quy định chính thức xác định bùn thải thuộc loại hình chế biến thủy hải sản không phải là bùn thải nguy hại. Do nguồn nguyên liệu của các DN chế biến thủy sản là cá, tôm và các loại thủy sản khác nhau nên thành phần hữu cơ chiếm đa số.
Mà theo QCVN 07:2009/BTNMT và Thông tư số 12/2011/TT-BNTMT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại thì bùn thải từ hệ thống xử lý là các chất hữu cơ tạp chất không chứa nhiều kim loại nặng.
Ngày 27/6/2012, sau khi nhận được CV49 của VASEP, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2178/BTNMT-TCMT với tinh thần ghi nhận, chia sẻ những khó khăn mà các DN chế biến thủy sản thuộc loại hình chế biến đặc thù đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các quy định về quản lý môi trường.
Đồng thời Bộ đã giao Tổng cục Môi trường chủ trì soạn thảo, xây dựng dự thảo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về bùn thải của hệ thống xử lý nước thải. Quy chuẩn này sẽ có những quy định cụ thể cho từng loại bùn thải đặc trưng cho loại hình sản xuất, trong đó có loại hình chế biến thủy sản. Bộ cũng cho biết kế hoạch ban hành quy chuẩn này vào quý IV/2012.
Ngày 12/10/2012, sau khi nhận được kiến nghị của VASEP về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN chế biến, XK thủy sản Việt Nam trong việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, Bộ NN và PTNT cũng gửi Công văn số 3502/BNN-KHCN đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời kiến nghị của VASEP và sớm chỉnh sửa 02 quy chuẩn quốc gia và ban hành Quy chuẩn Quốc gia về bùn thải của hệ thống xử lý nước thải.
Tuy nhiên, hết năm 2012, Bộ Tài Nguyên và Môi trường vẫn chưa ban hành Quy chuẩn này trong khi ngày 29/3/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2013/NĐ-CP điều chỉnh tăng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, trong đó nước thải công nghiệp tăng từ 6-10% (COD tăng 10%, TSS tăng từ 6-8% mức tối thiểu và mức tối đa) so với quy định tại 2 Nghị định của Chính phủ trước đó là Nghị định số 67/2003/NĐ-CP và Nghị định số 04/2007/NĐ-CP.
Một năm XK khó khăn chồng chất cho các DN XK thủy sản Việt Nam khi hàng loại chi phí đầu vào đã tăng liên tiếp như: tiền lương, điện, xăng dầu, thuế, phí… cộng thêm phí bảo vệ môi trường có nguy cơ làm tăng đáng kể chi phí sản xuất cho các DN chế biến có sử dụng lượng nước lớn như ngành chế biến thủy sản và trực tiếp làm giảm năng lực cạnh tranh của DN thủy sản Việt Nam. Ngày 28/8/2013, VASEP tiếp tục gửi Công văn số 182/2013/CV-VASEP (CV182) đến Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ NN và PTNT, Tổng cục Môi trường kiến nghị sớm ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về bùn thải của hệ thống xử lý nước thải.
Ngày 30/9/2013, sau khi nhận được CV182 của VASEP, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã gửi Công văn số 3788/BTNMT-TCMT nói rõ, trong tháng 10/2013, Bộ sẽ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.
Thực hiện đúng kế hoạch, ngày 25/10/2013, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014. Kèm theo thông tư này là 04 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, trong đó cóQCVN 50:2013/BTNMT (QCVN 50). Quy chuẩn này được áp dụng thay thế QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại, theo đó, bùn thải từ xử lý nước thải chế biến thủy sản không thuộc danh mục chất thải nguy hại..
Sự hỗ trợ, hợp tác tích cực bằng kế hoạch cụ thể bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho các DN XK thủy sản trong việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Ở Việt Nam có quá ít doanh nghiệp đủ mạnh để vươn tới những thị trường có giá trị cao, khó tính.

Đây là phí bình quân đối với 48 lô gà giống nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2015. Cục Thú y khẳng định thông tin của ông Âu Thanh Long, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ cung cấp cho Báo Tuổi trẻ là không có cơ sở và không chính xác.

Ngày 25/6 vừa qua, ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã ký Công văn số 1586/TCTS-NTTS gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển chỉ đạo việc tranh thủ thả giống tôm nuôi nước lợ năm 2015 trong điều kiện hiện nay thời tiết diễn biến thuận lợi hơn, đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, độ mặn giảm, nhiệt độ giảm, các yếu tố môi trường thuận lợi hơn cho tôm nuôi.

Hàng năm, bắt đầu tháng 4 đến cuối tháng 7 là thời điểm các loài hải đặc sản đang trong mùa sinh sản. Vì vậy, năm nào Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận cũng ra thông báo cấm từ ngày 1/4 - 31/7. Theo đó, cấm khai thác các loài hải đặc sản nhuyễn thể hai mảnh vỏ gồm: Sò Lông, Điệp, Dòm nâu, Bàn Mai, Nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận.

Không chấp thuận giấy chứng nhận kiểm dịch côn trùng từ doanh nghiệp ngoài Nhà nước, gạo xuất khẩu sang Trung Quốc lại tiếp tục bị làm khó khi đơn vị khử trùng hiện nay là Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC) chuyển đổi hình thức từ công ty Nhà nước sang công ty cổ phần.