Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bùn Thải Từ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thủy Sản Không Thuộc Danh Mục Chất Thải Nguy Hại

Bùn Thải Từ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thủy Sản Không Thuộc Danh Mục Chất Thải Nguy Hại
Ngày đăng: 18/03/2014

Ngày 25/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014. Kèm theo thông tư này là 04 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, trong đó có QCVN 50:2013/BTNMT (QCVN 50) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước. Đây cũng là một kiến nghị của VASEP với Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2012.

Theo QCVN 50 thì bùn thải từ xử lý nước thải chế biến thủy sản không thuộc danh mục chất thải nguy hại. Do đó, chỉ số ô nhiễm của từng hạng mục được tính toán giảm để tính toán thuế bảo vệ môi trường.

Đây là 1 trong 7 kiến nghị của VASEP tại Công văn số 49/2012/CV-VASEP (CV49) ngày 15/5/2012 gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho DN chế biến thủy sản trong việc thực hiện về quản lý môi trường.

Tại công văn này, VASEP đề nghị Bộ sớm có quy định chính thức xác định bùn thải thuộc loại hình chế biến thủy hải sản không phải là bùn thải nguy hại. Do nguồn nguyên liệu của các DN chế biến thủy sản là cá, tôm và các loại thủy sản khác nhau nên thành phần hữu cơ chiếm đa số.

Mà theo QCVN 07:2009/BTNMT và Thông tư số 12/2011/TT-BNTMT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại thì bùn thải từ hệ thống xử lý là các chất hữu cơ tạp chất không chứa nhiều kim loại nặng.

Ngày 27/6/2012, sau khi nhận được CV49 của VASEP, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2178/BTNMT-TCMT với tinh thần ghi nhận, chia sẻ những khó khăn mà các DN chế biến thủy sản thuộc loại hình chế biến đặc thù đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các quy định về quản lý môi trường.

Đồng thời Bộ đã giao Tổng cục Môi trường chủ trì soạn thảo, xây dựng dự thảo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về bùn thải của hệ thống xử lý nước thải. Quy chuẩn này sẽ có những quy định cụ thể cho từng loại bùn thải đặc trưng cho loại hình sản xuất, trong đó có loại hình chế biến thủy sản. Bộ cũng cho biết kế hoạch ban hành quy chuẩn này vào quý IV/2012.

Ngày 12/10/2012, sau khi nhận được kiến nghị của VASEP về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN chế biến, XK thủy sản Việt Nam trong việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, Bộ NN và PTNT cũng gửi Công văn số 3502/BNN-KHCN đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời kiến nghị của VASEP và sớm chỉnh sửa 02 quy chuẩn quốc gia và ban hành Quy chuẩn Quốc gia về bùn thải của hệ thống xử lý nước thải.

Tuy nhiên, hết năm 2012, Bộ Tài Nguyên và Môi trường vẫn chưa ban hành Quy chuẩn này trong khi ngày 29/3/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2013/NĐ-CP điều chỉnh tăng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, trong đó nước thải công nghiệp tăng từ 6-10% (COD tăng 10%, TSS tăng từ 6-8% mức tối thiểu và mức tối đa) so với quy định tại 2 Nghị định của Chính phủ trước đó là Nghị định số 67/2003/NĐ-CP và Nghị định số 04/2007/NĐ-CP.

Một năm XK khó khăn chồng chất cho các DN XK thủy sản Việt Nam khi hàng loại chi phí đầu vào đã tăng liên tiếp như: tiền lương, điện, xăng dầu, thuế, phí… cộng thêm phí bảo vệ môi trường có nguy cơ làm tăng đáng kể chi phí sản xuất cho các DN chế biến có sử dụng lượng nước lớn như ngành chế biến thủy sản và trực tiếp làm giảm năng lực cạnh tranh của DN thủy sản Việt Nam. Ngày 28/8/2013, VASEP tiếp tục gửi Công văn số 182/2013/CV-VASEP (CV182) đến Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ NN và PTNT, Tổng cục Môi trường kiến nghị sớm ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về bùn thải của hệ thống xử lý nước thải.

Ngày 30/9/2013, sau khi nhận được CV182 của VASEP, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã gửi Công văn số 3788/BTNMT-TCMT nói rõ, trong tháng 10/2013, Bộ sẽ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.

Thực hiện đúng kế hoạch, ngày 25/10/2013, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014. Kèm theo thông tư này là 04 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, trong đó cóQCVN 50:2013/BTNMT (QCVN 50). Quy chuẩn này được áp dụng thay thế QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại, theo đó, bùn thải từ xử lý nước thải chế biến thủy sản không thuộc danh mục chất thải nguy hại..

Sự hỗ trợ, hợp tác tích cực bằng kế hoạch cụ thể bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho các DN XK thủy sản trong việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong năm 2014.


Có thể bạn quan tâm

“Công Nghệ Sinh Thái” Trên Cây Lúa Mang Hiệu Quả Lớn “Công Nghệ Sinh Thái” Trên Cây Lúa Mang Hiệu Quả Lớn

Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ NNPTNT vừa tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình “Công nghệ sinh thái” trên cây lúa ở các tỉnh phía Nam.

23/07/2013
Tìm Đầu Ra Cho Nông Sản Tìm Đầu Ra Cho Nông Sản

Những năm gần đây, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, khẳng định được chất lượng như: Sầu riêng, mít nghệ, chôm chôm, cà phê, hồ tiêu, mía tím… được kỳ vọng sẽ giúp nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) làm giàu. Thế nhưng, nhiều nông hộ đang phải đối diện với bài toán khó giải về đầu ra cho sản phẩm.

07/07/2013
Thăm Mô Hình Nuôi Cá Lồng Ở Vũ Thư (Thái Bình) Thăm Mô Hình Nuôi Cá Lồng Ở Vũ Thư (Thái Bình)

Anh Phạm Đình Chiểu, sinh năm 1964 trong một gia đình thuần nông ở xóm 2, xã Vũ Đoài (Thái Bình). Anh đầu tư mua giống, san đất, đào ao, xây dựng chuồng trại, trồng cây cảnh, phát triển kinh tế theo mô hình VAC.

23/07/2013
Đàn Gia Súc, Gia Cầm Giảm Đàn Gia Súc, Gia Cầm Giảm

Theo điều tra của Cục Thống kê tỉnh An Giang, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn có xu hướng giảm. Số lượng heo trong tỉnh hiện có 170.000 con (giảm 7.325 con so cùng kỳ); gia cầm có 3,8 triệu con (giảm 483.641 con). Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá thức ăn liên tục tăng cao dẫn đến chi phí chăn nuôi tăng theo.

24/07/2013
Chưa Cứu Được Cá Tra, Nông Dân Đã Úp Ao! Chưa Cứu Được Cá Tra, Nông Dân Đã Úp Ao!

Sáu tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cá tra đạt gần 860 triệu USD, chỉ tăng 0,53% so cùng kỳ năm trước, trong đó, ở thị trường lớn EU lại tiếp tục giảm 15,6% so cùng kỳ. Theo đánh giá của bộ Công thương, nhu cầu thị trường EU sụt giảm khiến nhiều doanh nghiệp tập trung khai thác thị trường Mỹ, làm phát triển thêm thị phần ở Mỹ từ 17,2% tăng lên 20,6% trong năm 2012.

24/07/2013