Bulgaria: Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Ốc Sên

Dù ngành nông nghiệp ở Bulgaria và châu Âu đã suy giảm trong 20 năm qua nhưng nghề nuôi ốc sên, lĩnh vực cung cấp một món ăn đặc biệt phổ biến ở Pháp và Italy, đã trở thành một nghề phát triển năng động tại quốc gia này.
Vào thời điểm này, ở trang trại của ông Krasimir Kosto, hơn 1 triệu con ốc sên đang ẩn mình dưới những tấm ván gỗ đang từ từ sinh trưởng và chờ ngày được cung cấp ra thị trường.
Ông Krasimir Kostov cho biết: “Lúc đầu, chúng tôi không nghĩ đây là một ý tưởng hay. Cách đây 3 năm, tại đây chỉ có 20 trang trại nuôi ốc sên, giờ con số này đã tăng lên gấp 10 lần, do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh từ Pháp và Italy.”
Nhiều nông dân nuôi ốc sên như ông Krasimir Kostov cũng cho biết là nuôi ốc sên không mất nhiều chi phí do chi phí thuê đất và thuê nhân công không cao.
Theo Hiệp hội nuôi ốc sên quốc gia Bulgaria, nhu cầu về ốc sên rất lớn. Do đó, số lượng các trang trại nuôi ốc sên tại quốc gia này sẽ không ngừng tăng lên. Hiện nay, có nhiều trang trại ở Bulgaria nuôi đến 50 triệu con ốc sên mỗi năm.
Hiệp hội các công ty chế biến thực phẩm Pháp cho biết, thị trường ốc sên là một thị trường truyền thống và ổn định, không có biến động lớn bởi vì bất kỳ ai muốn làm một món ăn ngon miệng cho lễ Giáng Sinh cũng muốn thử ốc sên.
Tại Bulgaria, những người nông dân trước đây từng chăn nuôi lợn, bò và gia cầm hiện nay đang tìm hướng đi mới sau khi suy thoái kinh tế khiến cho công việc của họ gặp nhiều khó khăn. Và nuôi ốc sên đang là lựa chọn của họ giúp mang lại thu nhập ổn định cho nông dân Bulgaria.
Có thể bạn quan tâm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP. Hà Nội khẩn trương xác minh thông tin tình trạng thủy sản trên địa bàn Hà Nội bị ô nhiễm kim loại nặng gây hoang mang trong dư luận xã hội.

Đứng trước báo động đỏ về dịch bệnh tôm nuôi, nhiều năm qua ngành nông nghiệp đề ra nhiều giải pháp để loại trừ tôm giống kém chất lượng, song vẫn chưa thực hiện được.

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè trên đầm nước mặn Sa Huỳnh lo lắng vì kẻ gian cắt lồng bè nuôi cá của một số hộ nuôi gây thiệt hại hàng chục triệu đồng.

Tuy vào vụ gần 2 tháng và bệnh sữa trên con tôm không còn phức tạp như năm trước, nhưng tình trạng tôm chết rải rác vẫn còn xảy ra, vì vậy vấn đề dịch bệnh đang là nỗi lo thường trực của người nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa).

Vẫn không ngừng tay múc từng bát cám đổ vào máng cho đàn lợn chị Thanh ở xã Văn Lương, huyện Tam Nông (Phú Thọ) vừa giãi bày: Giá cám bây giờ đắt quá, lãi thấp lắm, không có việc nên chúng em cứ phải nuôi, chứ trừ tiền giống, nhất là tiền mua thức ăn chẳng được bao nhiêu.