Bulgaria: Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Ốc Sên

Dù ngành nông nghiệp ở Bulgaria và châu Âu đã suy giảm trong 20 năm qua nhưng nghề nuôi ốc sên, lĩnh vực cung cấp một món ăn đặc biệt phổ biến ở Pháp và Italy, đã trở thành một nghề phát triển năng động tại quốc gia này.
Vào thời điểm này, ở trang trại của ông Krasimir Kosto, hơn 1 triệu con ốc sên đang ẩn mình dưới những tấm ván gỗ đang từ từ sinh trưởng và chờ ngày được cung cấp ra thị trường.
Ông Krasimir Kostov cho biết: “Lúc đầu, chúng tôi không nghĩ đây là một ý tưởng hay. Cách đây 3 năm, tại đây chỉ có 20 trang trại nuôi ốc sên, giờ con số này đã tăng lên gấp 10 lần, do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh từ Pháp và Italy.”
Nhiều nông dân nuôi ốc sên như ông Krasimir Kostov cũng cho biết là nuôi ốc sên không mất nhiều chi phí do chi phí thuê đất và thuê nhân công không cao.
Theo Hiệp hội nuôi ốc sên quốc gia Bulgaria, nhu cầu về ốc sên rất lớn. Do đó, số lượng các trang trại nuôi ốc sên tại quốc gia này sẽ không ngừng tăng lên. Hiện nay, có nhiều trang trại ở Bulgaria nuôi đến 50 triệu con ốc sên mỗi năm.
Hiệp hội các công ty chế biến thực phẩm Pháp cho biết, thị trường ốc sên là một thị trường truyền thống và ổn định, không có biến động lớn bởi vì bất kỳ ai muốn làm một món ăn ngon miệng cho lễ Giáng Sinh cũng muốn thử ốc sên.
Tại Bulgaria, những người nông dân trước đây từng chăn nuôi lợn, bò và gia cầm hiện nay đang tìm hướng đi mới sau khi suy thoái kinh tế khiến cho công việc của họ gặp nhiều khó khăn. Và nuôi ốc sên đang là lựa chọn của họ giúp mang lại thu nhập ổn định cho nông dân Bulgaria.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ý kiến kết luận của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh tại Hội nghị do UBND tỉnh chủ trì nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 04 tháng đầu năm 2014 và bàn một số nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện từ nay đến cuối năm 2014.

Tây Cốc là vựa chè của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Từ lâu, người nông dân ở đây thâm canh cây chè trên diện tích lớn và cung cấp ra thị trường khối lượng chè lớn.

Mỗi năm anh Bằng xuất bán từ 5.000 - 6.000 rắn con, bán với giá 60.000 - 200.000 đ/con, trừ chi phí thu lãi từ 250 - 300 triệu đ/năm.

Mô hình tưới nước nhỏ giọt cho cây hồ tiêu và cây bưởi xanh vừa được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) triển khai thí điểm tại 2 địa điểm ở phường Nghĩa Phú (Gia Nghĩa) và xã Nâm N’Jang (Đắk Song).

Ngày 6/5, Đội quản lý thị trường số 13 (Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội) đã phối hợp cùng Phòng An ninh kinh tế (Công an thành phố Hà Nội) phát hiện và tịch thu 230.000 ống thuốc kích thích tăng trưởng thực vật có nguồn gốc Trung Quốc không được phép sử dụng trong thực phẩm.