Bù Đốp (Bình Phước) Trồng Mới 382 Ha Hồ Tiêu

Diện tích hồ tiêu trồng mới ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đã tăng 382 ha (16%) so năm 2013. Theo Phòng Nông nghiệp huyện, diện tích hồ tiêu tăng dẫn đến nhiều diện tích cây công nghiệp khác giảm. 6 tháng đầu năm, diện tích cây điều trên địa bàn huyện giảm 197 ha, cao su giảm 135 ha, cà phê giảm 34 ha; các loại cây công nghiệp dài ngày khác giảm 14,4 ha.
Nông dân Nguyễn Văn Bằng có nhiều năm kinh nghiệm trồng hồ tiêu ở ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến cho biết: Để trồng 1.000 nọc tiêu, chi phí khoảng 150 triệu đồng, sau 3 năm chăm sóc mới đến kỳ thu hoạch. Năm 2014, anh Bằng đã chặt bỏ 1 ha cao su 6 năm tuổi để trồng 2.000 nọc tiêu. Ngoài diện tích trồng mới, anh Bằng đã có trên 3.000 nọc tiêu. Năm 2013, anh thu hơn 1 tỷ đồng từ cây tiêu.
Kỹ sư Nguyễn Văn Bắc, Trưởng trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Bù Đốp cho biết: Theo tính toán của người dân, hiện mỗi héc ta tiêu cho thu hoạch đạt lợi nhuận 500-700 triệu đồng/năm. Với điều, cao su và một số loại cây trồng lâu năm khác nếu được mùa, được giá cũng chỉ lãi 60-80 triệu đồng/ha. Do vậy nông dân đã chuyển đổi hàng trăm héc ta cây công nghiệp sang trồng hồ tiêu.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng kinh tế, điều kiện tự nhiên, nhu cầu thị trường là yếu tố cần thiết nhằm tăng lợi nhuận cho người nông dân. Tuy nhiên một số nông dân chưa đủ kỹ thuật và kinh nghiệm để canh tác loại cây trồng mới sau khi chuyển đổi, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số dẫn đến việc chuyển đổi không những không mang lại hiệu quả mà còn giảm thu nhập so cây trồng cũ - kỹ sư Bắc khuyến cáo.
Có thể bạn quan tâm

Như Báo Ninh Bình đã đưa tin phản ánh về việc cá nuôi của các hộ dân ở xã Gia Thủy, huyện Nho Quan (Ninh Bình) chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, khiến nhiều hộ nông dân ở đây rơi vào cảnh trắng tay. Mới đây, Chi cục Thủy sản tỉnh đã có những kết luận ban đầu về nguyên nhân cá chết.

Sáng 30-8-2013 tại Cảng cá Tắc Cậu (xã Bình An, huyện Châu Thành), Tổng cục Thuỷ sản Bộ NN&PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh, Sở NN&PTNT Kiên Giang và Hội Nghề cá TP. Rạch Giá trao giấy phép cho hai doanh nghiệp thuỷ sản đưa 08 tàu đánh cá đi khai thác trên ngư trường Indonesia.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông Khuyến lâm Núi Thành triển khai thực hiện mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, cá điêu hồng trong ao nước lợ tại hai hộ ông Hồ Đình Đồng và ông Trần Quang Linh ở thôn Phú Tân, xã Tam Xuân 1 trên diện tích 1,1 ha.

Theo đó, Vụ Nuôi trồng thủy sản cần bám sát tình hình sản xuất của các địa phương, cùng địa phương điều chỉnh mùa vụ cho hợp lý, đẩy mạnh nghiên cứu dịch bệnh, thú y, quan trắc, cảnh báo và phát hiện sớm các dịch bệnh để xử lý...

Ông Mai Tấn Phước (ngụ khóm Thới An A, phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, An Giang) cho biết, gia đình ông đang nuôi 8.000 con cá lóc giống bằng thức ăn công nghiệp trong 4 bể ny-lon (tổng diện tích 62 m2).