Bù Đốp (Bình Phước) Trồng Mới 382 Ha Hồ Tiêu

Diện tích hồ tiêu trồng mới ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đã tăng 382 ha (16%) so năm 2013. Theo Phòng Nông nghiệp huyện, diện tích hồ tiêu tăng dẫn đến nhiều diện tích cây công nghiệp khác giảm. 6 tháng đầu năm, diện tích cây điều trên địa bàn huyện giảm 197 ha, cao su giảm 135 ha, cà phê giảm 34 ha; các loại cây công nghiệp dài ngày khác giảm 14,4 ha.
Nông dân Nguyễn Văn Bằng có nhiều năm kinh nghiệm trồng hồ tiêu ở ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến cho biết: Để trồng 1.000 nọc tiêu, chi phí khoảng 150 triệu đồng, sau 3 năm chăm sóc mới đến kỳ thu hoạch. Năm 2014, anh Bằng đã chặt bỏ 1 ha cao su 6 năm tuổi để trồng 2.000 nọc tiêu. Ngoài diện tích trồng mới, anh Bằng đã có trên 3.000 nọc tiêu. Năm 2013, anh thu hơn 1 tỷ đồng từ cây tiêu.
Kỹ sư Nguyễn Văn Bắc, Trưởng trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Bù Đốp cho biết: Theo tính toán của người dân, hiện mỗi héc ta tiêu cho thu hoạch đạt lợi nhuận 500-700 triệu đồng/năm. Với điều, cao su và một số loại cây trồng lâu năm khác nếu được mùa, được giá cũng chỉ lãi 60-80 triệu đồng/ha. Do vậy nông dân đã chuyển đổi hàng trăm héc ta cây công nghiệp sang trồng hồ tiêu.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng kinh tế, điều kiện tự nhiên, nhu cầu thị trường là yếu tố cần thiết nhằm tăng lợi nhuận cho người nông dân. Tuy nhiên một số nông dân chưa đủ kỹ thuật và kinh nghiệm để canh tác loại cây trồng mới sau khi chuyển đổi, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số dẫn đến việc chuyển đổi không những không mang lại hiệu quả mà còn giảm thu nhập so cây trồng cũ - kỹ sư Bắc khuyến cáo.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây 6 năm, ông Nguyễn Trung (khối phố Tam Cẩm, thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh) cùng hàng trăn hộ dân trong vùng đã mạnh dạn chuyển hàng chục ha đất lúa sang trồng dưa hấu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rất lớn từ phía thương lái sau khi thương hiệu dưa hấu Kỳ Lý ra đời.

Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng trồng nhãn xuồng lâu đời, nông dân có nhiều kinh nghiệm, nhưng việc áp dụng kỹ thuật mới, xây dựng thương hiệu gắn liền với các tiêu chuẩn sản xuất an toàn chưa được thực hiện đồng bộ. Vì vậy, sức cạnh tranh của nhãn xuồng cơm vàng chưa cao và phần lớn sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa.

Bởi Bình Nghi là địa phương đầu tiên của Bình Định du nhập cây dưa hấu từ Khánh Hòa về SX trên đồng đất quê nhà, sau đó hàng ngàn người dân ở đây rủ nhau đi khắp nơi thuê đất để trồng dưa hấu. Khoảng gần 20 năm nay, cây dưa hấu trở thành nguồn sống chính của người dân ở đây.

Mặc dù có lợi thế về diện tích mặt nước và thị trường tiêu thụ nhưng hiện nay, hiệu quả nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn Hà Nội vẫn tương đối thấp do chất lượng nguồn nước suy giảm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, hạ tầng thiếu và yếu...

Sóc Trăng là tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển và trong tương lai mô hình này vẫn tiếp tục được đầu tư thông qua dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên để nuôi bò hiệu quả cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về con giống.