Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Brazil Tiếp Tục Là Thị Trường Trực Tiếp Của Thủy Sản Vùng Alaska

Brazil Tiếp Tục Là Thị Trường Trực Tiếp Của Thủy Sản Vùng Alaska
Ngày đăng: 09/10/2014

Brazil, với nhu cầu thủy sản khá ít, đang trở thành một thị trường NK trực tiếp các loài thủy sản vùng Alaska, bao gồm cá hồi, cá tuyết và cá minh thái.

Brazil là 1 thị trường mới nổi, tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều cũng là những yếu tố thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm thủy sản  bền vững. Thủy sản Alaska có thể đáp ứng nhu cầu đó.

Thủy sản Alaska đã được XK đến nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ qua trung gian Bồ Đào Nha và Na Uy, trong khi XK trực tiếp còn hạn chế. Từ khi chương trình kết nối người mua và người bán được Viện tiếp thị thủy sản Alaska thực hiện năm 2011, NK thủy sản Alaska của Brazil tăng đáng kể.

Theo thống kê của Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), năm 2011, Brazil NK 31 tấn thủy sản Alaska. Năm 2012, con số này tăng lên 514 tấn và đạt 607 tấn vào năm 2013. Những con số này còn rất khiêm tốn so với gần 1 triệu tấn thủy sản được Mỹ XK đi khắp thế giới trong 7 tháng đầu năm 2014.

Tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của Brazil đã tăng từ 6 kg từ năm 2003 lên 10 kg trong năm 2012, dù vẫn thấp hơn so với mức trung bình thế giới là 17 kg (năm 2010).

Chương trình tại Brazil của Viện tiếp thị thủy sản Alaska (ASMI) bao gồm việc kết nối các công ty Mỹ với các đối tác ở Brazil, tổ chức hội thảo đào tạo về chứng nhận theo yêu cầu của hải quan Brazil và làm việc với các nhà NK và chế biến ở Brazil để nâng cao nhận thức về thủy sản Alaska.


Có thể bạn quan tâm

Giá Tăng, Nông Dân Nuôi Cá Bè Phấn Khởi Giá Tăng, Nông Dân Nuôi Cá Bè Phấn Khởi

Mấy ngày nay, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang phấn khởi do giá cá điêu hồng nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá bán này, sau khi trừ mọi chi phí, người nuôi cá bè có thể lãi trên 50 triệu đồng/bè khi thu hoạch.

10/06/2013
Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Hồ Định Bình Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Hồ Định Bình

Năm 2009, Sở NN-PTNT phối hợp với Sở KH-CN Bình Định thực hiện đề tài “Đánh giá tiềm năng và xây dựng quy trình kỹ thuật ương - nuôi cá điêu hồng trong lồng năng suất cao” phù hợp trên các hồ chứa nước lớn của tỉnh. Kết quả của đề tài đã thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá điêu hồng lồng bè ở hồ Định Bình trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.

09/09/2013
Tập Huấn Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Theo Quy Trình VietGAP Tập Huấn Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Theo Quy Trình VietGAP

Ngày 29/8/2013, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tổ chức tập huấn lần 2 mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi theo quy trình GAP tại hội trường Trung tâm Nông nghiệp huyện Lâm Hà.

09/09/2013
Nhiều Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Nhiều Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả

Năm 2012, xã Lương Sơn (Ninh Sơn) đã triển khai thí điểm 10 mô hình kinh tế về chăn nuôi, trồng trọt, với tổng kinh phí trên 450 triệu đồng; trong đó có 5 mô hình nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư cùng với nông dân.

29/07/2013
Anh Hồ Tấn Tân Trồng Sen Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Anh Hồ Tấn Tân Trồng Sen Đạt Hiệu Quả Kinh Tế

Năm 2009, anh Tân đầu tư 300 ngàn đồng để trồng sen trên 2 sào ruộng. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt, bón phân đúng quy trình nên ruộng sen của anh Tân phát triển nhanh và cho thu hoạch mỗi năm 3 vụ. Sản phẩm thu được từ cây sen như ngó sen, búp sen, hạt sen…

29/07/2013