Brazil Bắt Đầu Thử Nghiệm Sản Xuất Ethanol Từ Gạo

Hai công ty tại bang Río Grande do Sul (Brazil) vừa bắt đầu sản xuất thử nghiệm ethanol từ gạo với hy vọng loại ngũ cốc này không chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu lương thực mà còn là nguồn nguyên liệu quan trọng để điều chế nhiên liệu.
Theo kỹ sư nông nghiệp Valdecir José Zonin, một chuyên gia về nhiên liệu sinh học thuộc Sở nông nghiệp của bang trên, việc sử dụng gạo để sản xuất ethanol sẽ khiến dự trữ ngũ cốc này giảm, thế nhưng tạo giá trị gia tăng cho mặt hàng này.
Theo quan chức này, sản xuất gạo để sản xuất ethanol cho năng suất tương đương cây mía và cao hơn so với lúa miến (sorghum) và lúa mỳ, và cao gấp đôi so với đậu tương. Một tấn gạo sẽ điều chế được 420 lít ethanol, trong khi một tấn lúa mỳ chỉ được 400 lít.
Tuy nhiên, ông Zonin cho rằng sản xuất ethanol từ gạo chưa được coi là một ưu tiên mà chỉ là một giải pháp mang tính bổ trợ. Trong trường hợp bang Río Grande do Sul, sản lượng gạo đạt 7,5 triệu tấn nhưng chỉ tiêu thụ 500.000 tấn nên gạo có thể được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học.
Mặc dù tiềm năng là vậy, bang này chưa tính đến sản xuất ethanol từ gạo với quy mô công nghiệp. Một trong những lý do là Brazil vẫn chưa có khuôn khổ pháp lý quản lý việc điều chế ethanol từ gạo mà mới chỉ kiểm soát sản xuất ethanol từ mía.
Trung tâm nghiên cứu về nông nghiệp và chăn nuôi vùng khí hậu ôn đới của Brazil (Embrapa Clima Temperado) đang phát triển một giống lúa phù hợp cho sản xuất ethanol, vì cho hạt to gấp đôi so với hạt lúa thông thường và cho năng suất cũng gần gấp đôi (lên đến 14 tấn/ha).
Giống lúa này đã được giới thiệu tại lễ khai trương vụ thu hoạch năm nay hồi tháng 2 vừa qua, và sẽ được tung ra thị trường vào năm 2013 hoặc 2014.
Ngoài việc thử nghiệm sử dụng gạo để điều chế ethanol, bang Río Grande do Sul tăng cường sử dụng vỏ trấu thóc làm nguyên liệu cho hai nhà máy nhiệt điện của bang.
Brazil đứng đầu thế giới về xuất khẩu ethanol được điều chế từ mía, sản phẩm mà Brazil cũng là quán quân./.
Có thể bạn quan tâm

Đó là thông báo của Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn) tại Hội thảo: “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức vào ngày 15-11 tại khách sạn New World, TP.Hồ Chí Minh.

Đến nay, huyện Bảo Yên đã trồng được 5 ha, với 46 hộ dân tham gia. Cùng với đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Viện Cây lương thực - cây thực phẩm hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho các hộ tham gia dự án. Hiện, cây phát triển tốt, chưa phát hiện sâu bệnh gây hại. Dự kiến cuối năm 2015, toàn bộ diện tích bắt đầu cho thu hoạch.

Vào thời điểm này, dọc Quốc lộ 46 từ cầu Mượu đến Thị trấn Nam Đàn, nhiều người dân trải bạt ni lông bên hè đường bán hồng. Thi thoảng mới gặp một vài xe tải chất những bao hồng mang biển số Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa chạy ra hướng Bắc và rất nhiều xe máy đèo một vài bao hồng từ ngã ba Xuân Hòa, vùng núi Đại Huệ nối đuôi ra quốc lộ, ngược Đô Lương hay xuôi về Vinh. Khung cảnh đó còn kéo dài theo mùa hồng đến cuối tháng 11 âm lịch của năm.

Năm 2014, hoạt đông nuôi tôm nước lợ vẫn còn nhiều khó khăn do thời tiết bất lợi, tỷ lệ dịch bệnh khá cao, giá tôm lên xuống bất thường… Tuy nhiên, nhìn chung năm nay tôm thẻ chân trắng vẫn là đối tượng được ưu tiên chọn nuôi và đa số bà con nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh đều có một vụ mùa thắng lợi.

Có 3 thị trường XK lớn đáng chú ý trong 9 tháng đầu năm nay là: Hàn Quốc, EU và Mỹ. Đây là những thị trường có nhiều thuận lợi hơn nhưng lại có sự cạnh tranh gay gắt bởi tại đây có sự góp mặt của hầu hết các nguồn cung lớn nhất mực, bạch tuộc trên thế giới.