Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bón Phân Vi Sinh Giảm Giá Thành, Nâng Cao Sản Lượng Lúa

Bón Phân Vi Sinh Giảm Giá Thành, Nâng Cao Sản Lượng Lúa
Ngày đăng: 27/06/2013

Nhiều năm nay, ông Bùi Vĩnh Hiệp, xã viên HTX dịch vụ nông nghiệp An Nhứt (huyện Long Điền - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã sử dụng phân vi sinh trong việc bón lót cho ruộng lúa của mình. Nhờ đó, năng suất lúa tăng lên 1 tấn/ha, tiết kiệm chi phí sản xuất hơn 50% so với trước.

Đến thăm ruộng lúa của ông Hiệp ở giai đoạn sắp thu hoạch, mọi người ai cũng trầm trồ bởi toàn bộ diện tích 7,5ha lúa phát triển đồng đều, cây không bị đổ ngã, đặc biệt là hạt lúa đóng dày sáng bóng, từng chùm lúa dài trĩu nặng… 4 năm trở lại đây, ông Hiệp sử dụng phân vi sinh (từ phân gà xử lý) bón lót cho ruộng lúa, nhờ đó lúa phát triển tốt hơn, bông dài hơn, nhiều gié hơn và năng suất đạt từ 5,5 – 6 tấn/ha. “Trước kia vụ nào trúng lắm cũng chỉ khoảng 5 tấn/ha” - ông Hiệp nói.

Đặc điểm khu đất ruộng của ông Hiệp có tỉ lệ đất cát cao, trước kia chủ yếu bón phân hóa học nhiều nên nền đất ruộng luôn cứng, chân đi không lún đất, bộ rễ cây lúa phát triển không tốt. Khi bón phân vi sinh, nền đất ruộng xốp hơn và bộ rễ cây lúa phát triển mạnh, thân cây lúa chắc khỏe và cho nhiều nhánh hơn (nhiều hơn từ 2 đến 3 nhánh/mỗi bụi) do đó năng suất cao hơn.

Điều thuận lợi của việc bón phân vi sinh là giúp phân hủy nhanh rơm rạ, giúp ruộng lúa không bị ngộ độc hữu cơ. Thông thường, nhà nông luôn “đau đầu” khi chuyển vụ từ vụ hè thu sang vụ mùa (vụ chính), do yêu cầu thời gian chuyển vụ khẩn trương, nên các gốc rạ từ vụ trước không kịp phân hủy làm cho hiện tượng ngộ độc hữu cơ thường xuyên xảy ra trong ruộng lúa. Khi đó, rễ lúa bị thối, chậm phát triển làm cho cây lúa vàng vọt rất khó khắc phục.

Phân vi sinh là giải pháp tốt nhất hiện nay giúp phân hủy nhanh các xác bã thực vật trên ruộng lúa. Ngoài ra, khi bón phân vi sinh cũng giúp cho cây lúa phát triển tốt, giảm thiểu việc bón các loại phân hóa học đắt tiền, theo đó giúp giảm giá thành đến hơn 50% so với trước kia. Ông Hiệp so sánh, kể từ khi sử dụng phân vi sinh bón lót, chi phí sản xuất 1ha ruộng chỉ có khoảng 3,5 triệu đồng, trong khi đó chi phí này trước kia là 7,5 – 8 triệu đồng/ha.

Theo ông Nguyễn Anh Tú, kỹ sư của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh, trong các loại phân vi sinh thông thường có vi sinh vật hoạt động sống. Khi bón vào đất, các vi sinh vật này tiếp tục phát triển giúp cho việc phân hủy tàn dư xác bã thực vật trong ruộng lúa. Với cơ chế phân hủy như trên làm cho đất xốp, đồng thời giải phóng một số phân khó tiêu trong đất… và sản phẩm phân hủy cuối cùng tạo ra các xúc tác, trao đổi chất trong đất, tăng sự hấp thu tối đa dinh dưỡng trong đất cho cây trồng. Ngoài ra, trong phân thường có các nguyên tố đa, vi lượng và các khoáng chất cần thiết khác giúp cho cây phát triển tốt.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là người nông dân phải biết cách để chọn những sản phẩm có chất lượng đúng như công bố trên bao bì. Bà con nông dân cần phải lưu ý những yếu tố quan trọng trong phân vi sinh gồm có: Men giúp cho các vi sinh vật phát triển; vi sinh vật trong phân và các vi sinh vật hoạt động sống… Khi bón phân vi sinh đúng chất lượng, dấu hiệu nhận biết đầu tiên là các các chất hữu cơ được phân hủy, đất tơi xốp, trong đất có nhiều trùn phát triển, bộ rễ lúa phát triển, lúa đẻ nhiều nhánh hơn trước…

Hiện nay, tại HTX dịch vụ nông nghiệp An Nhứt có đến 60% số nông dân sử dụng phân vi sinh để bón lót cho ruộng lúa. Trong kế hoạch sắp tới, Ban chủ nhiệm Hợp tác xã sẽ vận động số hộ còn lại tham gia và mời các kỹ sư của Trung tâm Khuyến nông tỉnh về tập huấn triển khai kỹ thuật sử dụng cũng như tác dụng của những loại phân bón này để bà con học tập làm theo, cải thiện năng suất trên ruộng lúa của mình.


Có thể bạn quan tâm

Hậu Giang Triển Khai Dự Án Tiêm Vắc-Xin Phòng Bệnh Thận Mủ Trên Cá Tra Hậu Giang Triển Khai Dự Án Tiêm Vắc-Xin Phòng Bệnh Thận Mủ Trên Cá Tra

Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3,5 tỉ đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ cho dân trên 157 triệu đồng, bao gồm 100% chi phí tiêm vắc-xin, 20% con giống và 1 cuộc tập huấn; còn lại là vốn đối ứng của dân hơn 3,36 tỉ đồng.

15/07/2014
Trăn Trở Nghề Nuôi Tôm Ở Bạc Liêu Trăn Trở Nghề Nuôi Tôm Ở Bạc Liêu

Tỉnh Bạc Liêu hiện có diện tích nuôi tôm gần 130 nghìn ha, lớn thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Sản lượng tôm chất lượng cao của tỉnh đạt hơn 100 nghìn tấn/năm, chiếm gần một phần tư sản lượng tôm chất lượng cao của cả nước. Nuôi tôm đã và đang thật sự là thế mạnh kinh tế của địa phương.

15/07/2014
Bài Học Từ Công Tác Phòng, Chống Dịch Cúm Gia Cầm Đầu Năm 2014 Bài Học Từ Công Tác Phòng, Chống Dịch Cúm Gia Cầm Đầu Năm 2014

Hơn 3 năm qua, trên địa bàn tỉnh Bến Tre không xảy ra dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên đầu năm 2014, dịch bệnh xảy ra và bùng phát mạnh ở huyện Mỏ Cày Nam, đầu tiên là xã Cẩm Sơn sau đó là 3 xã An Thới, Định Thủy và An Định. Vì sao dịch bùng phát trở lại và ngành thú y đã làm gì để khống chế hiệu quả?

15/07/2014
Mua Xương Bán Thịt Mua Xương Bán Thịt

Thăm mô hình nuôi bò vỗ béo của gia đình anh Trương Văn Thơ ở tổ dân phố 3, thị trấn Đức Phổ (Đức Phổ), tận mắt chứng kiến sự chăm sóc tận tụy của anh, mới hiểu con bò bây giờ đã thực sự trở thành thứ tài sản quý giá với người nông dân.

15/07/2014
Sản Lượng Lúa Hè Thu Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Ước Đạt 9,5 Triệu Tấn Sản Lượng Lúa Hè Thu Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Ước Đạt 9,5 Triệu Tấn

Riêng Cần Thơ, An Giang và Ðồng Tháp đạt năng suất từ 6,5 đến 6,7 tấn/ha... Với năng suất này, ước tổng sản lượng cả vụ đạt 9,5 triệu tấn, tăng gần 200 nghìn tấn so vụ trước, góp phần nâng sản lượng lúa đông xuân và hè thu năm 2014.

15/07/2014