Bón phân NPKSilic cho năng suất lúa tăng 14%

Vụ Mùa năm 2015, TP đã thực hiện mô hình trên cây lúa bộ sản phẩm NPKSilic có bổ sung Silic và vi lượng dạng Chelate tại xã Minh Quang, Ba Vì (2 mẫu), xã Dị Nậu và Hương Ngải, Thạch Thất (15.400m2), thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa (1ha).
Qua thực tế khảo nghiệm trên đồng ruộng, kết quả cho thấy, việc bón phân NPKSilic giúp cây lúa phát triển xanh khỏe, tăng hấp thu chất dinh dưỡng.
Năng suất đạt từ 60,6 - 68 tạ/ha, tăng khoảng 7 tạ/ha (tương ứng 14%) so với sử dụng phân bón NPK thông thường.
Hạch toán thu chi, người nông dân lãi thêm khoảng 198.000 đồng/sào.
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 26-29/6/2013, tại Cẩm Phả, Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trường Cao đẳng Thủy sản tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá sủ đất cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông cấp tỉnh. Học viên đến từ các tỉnh/thành phố có lợi thế phát triển về ngư nghiệp như: Hải Phòng, Quảng Ninh và Thanh Hóa.

Trong những năm qua, một số gia đình giàu lên nhờ nuôi con đặc sản đúng thời điểm. Thế nhưng, thời gian gần đây, khi con đặc sản được nuôi với số lượng nhiều, thị trường tiêu thụ giảm đã khiến cho không ít hộ gia đình phải chịu cảnh ế ẩm, thua lỗ nặng nề…

Với ý chí và lòng quyết tâm của chàng trai trẻ Dương Quốc Trung, 33 tuổi ở tiểu khu Thạch Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ mang và là người duy nhất nuôi “rắn độc” ở huyện Đà Bắc. Mỗi năm anh xuất bán 3 tạ rắn, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Mặc dù giá các sản phẩm chăn nuôi đã tăng nhẹ trong hơn 1 tháng qua nhưng ngành chăn nuôi vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ.

Ông Lê Hồng Duyên ở thôn Bồng Lai (Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng) đang trở thành một “địa chỉ cầu nối ”cho người nông dân quanh vùng đến trao đổi kinh nghiệm nuôi bò sữa, đầu tư trang bị máy vắt sữa, hợp tác tiêu thụ ổn định, lâu dài sản phẩm sữa bò tươi.