Bón phân hợp lý người trồng cà phê tăng thu nhập

Sử dụng phân bón hợp lý, người trồng cà phê ở Iagrai (Gia Lai) tăng thu nhập thêm 7 triệu đồng/ha.
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Gia Lai, mô hình được triển khai trên vườn cà phê tái canh diện tích 1ha theo quy trình chăm bón là bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ, bao gồm đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+TE, NPK Phú mỹ 16-8-17+11S+TE và NPK Phú Mỹ 15-8-20.
Trong năm 2015, thời tiết tại Gia Lai có nhiều diễn biến rất phức tạp, hạn hán xảy ra trên diện rộng, nhiều khu vực vào mùa mưa mà vẫn không đủ nước tưới.
Tuy nhiên, việc sử dụng bộ sản phẩm đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ có ưu điểm tan nhanh nên tại vườn trình diễn, cây vẫn được cung cấp đầy đủ, kịp thời dinh dưỡng nên lượng quả rụng ít, nhân chắc hơn, cành dự trữ nhiều hơn so với vườn cà phê đối chứng.
Xét về hiệu quả kinh tế, với năng suất cao hơn khoảng 0,2 tấn nhân/ha, giá cà phê thị trường hiện nay là 35 triệu đồng/tấn thì việc bón phân theo phân tích đất và sử dụng các dòng phân bón Phú Mỹ giúp bà con tăng thêm thu nhập 7 triệu đồng/ha so với việc bón phân theo tập quán cũ.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đại Ngọc - Giám đốc Công ty TNHH MTV Iagrai đã khẳng định hiệu quả kinh tế của mô hình, đồng thời đánh giá cao Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung trong việc đồng hành với địa phương để khuyến cáo bà con áp dụng kiến thức nông nghiệp tiên tiến, đặc biệt là sử dụng các loại phân bón phù hợp trong tình hình thời tiết có những diễn biến khó lường, hạn hán xảy ra thường xuyên.
Trao đổi với các cán bộ, công nhân nông trường và nông dân tại buổi tổng kết, hầu hết mọi người cho biết sẽ sử dụng bộ phân bón Phú Mỹ ngay trong vụ tới.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình cho biết, thời tiết tháng 10-2015 thuận lợi cho hoạt động khai thác nuôi trồng thuỷ sản.

Tỉnh Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Những năm qua, các hộ dân khu vực đầm Nại, vịnh Vĩnh Hy tổ chức nuôi hàu thương phẩm mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Những năm gần đây, cá rô phi đơn tính đã được nhân dân trong tỉnh Ninh Bình đưa vào nuôi, tuy nhiên chủ yếu theo phương pháp truyền thống, nuôi ghép với các đối tượng khác, kỹ thuật thâm canh hạn chế nên chưa phát huy tối đa tiềm năng.

Đầu vụ tôm năm nay, không ít nông dân ở các vùng nuôi tôm trọng điểm như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… phải “treo” đầm vì hết vốn, trong khi nợ ngân hàng, nợ tiền đại lý thức ăn đang bủa vây lấy họ.

Mới đây, Phòng NN&PTNT huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu kết hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức hội thảo hướng dẫn một số giải pháp nhằm giảm giá thành trong nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh. Hơn 50 nông dân xã Vĩnh Hậu tham dự.