Bón phân hợp lý người trồng cà phê tăng thu nhập

Sử dụng phân bón hợp lý, người trồng cà phê ở Iagrai (Gia Lai) tăng thu nhập thêm 7 triệu đồng/ha.
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Gia Lai, mô hình được triển khai trên vườn cà phê tái canh diện tích 1ha theo quy trình chăm bón là bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ, bao gồm đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+TE, NPK Phú mỹ 16-8-17+11S+TE và NPK Phú Mỹ 15-8-20.
Trong năm 2015, thời tiết tại Gia Lai có nhiều diễn biến rất phức tạp, hạn hán xảy ra trên diện rộng, nhiều khu vực vào mùa mưa mà vẫn không đủ nước tưới.
Tuy nhiên, việc sử dụng bộ sản phẩm đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ có ưu điểm tan nhanh nên tại vườn trình diễn, cây vẫn được cung cấp đầy đủ, kịp thời dinh dưỡng nên lượng quả rụng ít, nhân chắc hơn, cành dự trữ nhiều hơn so với vườn cà phê đối chứng.
Xét về hiệu quả kinh tế, với năng suất cao hơn khoảng 0,2 tấn nhân/ha, giá cà phê thị trường hiện nay là 35 triệu đồng/tấn thì việc bón phân theo phân tích đất và sử dụng các dòng phân bón Phú Mỹ giúp bà con tăng thêm thu nhập 7 triệu đồng/ha so với việc bón phân theo tập quán cũ.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đại Ngọc - Giám đốc Công ty TNHH MTV Iagrai đã khẳng định hiệu quả kinh tế của mô hình, đồng thời đánh giá cao Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung trong việc đồng hành với địa phương để khuyến cáo bà con áp dụng kiến thức nông nghiệp tiên tiến, đặc biệt là sử dụng các loại phân bón phù hợp trong tình hình thời tiết có những diễn biến khó lường, hạn hán xảy ra thường xuyên.
Trao đổi với các cán bộ, công nhân nông trường và nông dân tại buổi tổng kết, hầu hết mọi người cho biết sẽ sử dụng bộ phân bón Phú Mỹ ngay trong vụ tới.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 461ha mía, năng suất bình quân 100-115 tấn/ha, tập trung ở huyện Phụng Hiệp và TX.Ngã Bảy. Do giá đường trên thị trường đang ở mức thấp (12.000-12.100 đồng/kg) nên giá thu mua mía nguyên liệu đầu vụ không cao, nông dân có lợi nhuận ít nên không mấy phấn khởi.

Những ruộng mía, vườn chuối trăm triệu là nguồn thu nhập trông đợi cả năm trời bỗng chốc đổ rạp cùng với nỗi lo đè nặng lên vai người nông dân Gia Bình (Bắc Ninh) sau cơn bão số 3. Thiệt hại bão gây ra cho sản xuất nông nghiệp của địa phương này là không nhỏ và những biện pháp khắc phục, cứu vớt tài sản đang được chính quyền và người dân Gia Bình khẩn trương thực hiện.

Để phát triển kinh tế, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, mặt nước, nhân lực... góp phần tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, UBND huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương trên địa bàn tập trung mở rộng diện tích, đa dạng hình thức nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển bền vững.

Phòng NN-PTNT huyện Tây Hòa (Phú Yên) phối hợp với Trung tâm Giống & kỹ thuật thủy sản của tỉnh triển khai dự án KH-CN “Xây dựng mô hình nuôi cua đồng trong ruộng lúa” do KS Nguyễn Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện làm Chủ nhiệm.

Khó khăn hiện nay là diện tích nuôi tôm phát triển, nguồn điện phục vụ thiếu, nên chi phí trong quá trình nuôi tăng cao. Người nuôi tôm ở huyện Phú Tân đang gặp nhiều khó khăn không chỉ về vốn, con giống, kỹ thuật, đầu ra, mà yếu tố quan trọng đó là về điện.