Bón phân hợp lý người trồng cà phê tăng thu nhập

Sử dụng phân bón hợp lý, người trồng cà phê ở Iagrai (Gia Lai) tăng thu nhập thêm 7 triệu đồng/ha.
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Gia Lai, mô hình được triển khai trên vườn cà phê tái canh diện tích 1ha theo quy trình chăm bón là bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ, bao gồm đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+TE, NPK Phú mỹ 16-8-17+11S+TE và NPK Phú Mỹ 15-8-20.
Trong năm 2015, thời tiết tại Gia Lai có nhiều diễn biến rất phức tạp, hạn hán xảy ra trên diện rộng, nhiều khu vực vào mùa mưa mà vẫn không đủ nước tưới.
Tuy nhiên, việc sử dụng bộ sản phẩm đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ có ưu điểm tan nhanh nên tại vườn trình diễn, cây vẫn được cung cấp đầy đủ, kịp thời dinh dưỡng nên lượng quả rụng ít, nhân chắc hơn, cành dự trữ nhiều hơn so với vườn cà phê đối chứng.
Xét về hiệu quả kinh tế, với năng suất cao hơn khoảng 0,2 tấn nhân/ha, giá cà phê thị trường hiện nay là 35 triệu đồng/tấn thì việc bón phân theo phân tích đất và sử dụng các dòng phân bón Phú Mỹ giúp bà con tăng thêm thu nhập 7 triệu đồng/ha so với việc bón phân theo tập quán cũ.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đại Ngọc - Giám đốc Công ty TNHH MTV Iagrai đã khẳng định hiệu quả kinh tế của mô hình, đồng thời đánh giá cao Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung trong việc đồng hành với địa phương để khuyến cáo bà con áp dụng kiến thức nông nghiệp tiên tiến, đặc biệt là sử dụng các loại phân bón phù hợp trong tình hình thời tiết có những diễn biến khó lường, hạn hán xảy ra thường xuyên.
Trao đổi với các cán bộ, công nhân nông trường và nông dân tại buổi tổng kết, hầu hết mọi người cho biết sẽ sử dụng bộ phân bón Phú Mỹ ngay trong vụ tới.
Có thể bạn quan tâm

Hơn một tháng trở lại đây, giá heo hơi bán ra tại các gia trại trong tỉnh Đắk Lắk tăng cao. Điều này khiến nhiều hộ chăn nuôi rất phấn khởi vì nuôi heo đã có lãi. Trên đà đó, nhiều hộ đã mạnh dạn tái đàn, mở rộng quy mô chuồng trại…

Có địa hình trải dọc theo sông Chu, nhiều diện tích đất bãi phù hợp với cây ngô, trước đây bà con thường tận dụng để chăn nuôi trâu, bò theo kiểu truyền thống, phục vụ cày kéo.

Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều loài trái cây có thể xếp vào hàng đặc sản như: nhãn xuồng, mãng cầu ta, quýt đường, bưởi da xanh, thanh long… nhưng do thiếu vùng chuyên canh, chưa có hệ thống tiêu thụ hoàn chỉnh và quảng bá thương hiệu kém nên sức cạnh tranh trên thị trường rất yếu ớt.

Năm 2013, về cơ bản đã kiểm soát được dịch cúm gia cầm; vaccine cúm gia cầm hỗ trợ của Nhà nước chỉ sử dụng khoảng 2 triệu liều, còn tồn 38 triệu liều và đang làm thủ tục chuyển sang năm 2014.

Hồng giòn là một trong rất ít đặc sản chính của Đà Lạt được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận, tìm mua như một món quà không thể thiếu khi đặt chân tới miền đất này. Thế nhưng, loại đặc sản ấy ngày nay vẫn phải chịu cảnh “đứng đường”.