Trang chủ / Rau củ quả / Khoai ngọt (Khoai mỡ)

Bón Lót Cho Khoai Tây

Bón Lót Cho Khoai Tây
Ngày đăng: 21/12/2011

Cây khoai tây vừa có giá trị thực phẩm vừa có giá trị lương thực. Đây là một loại cây cho củ có giá trị dinh dưỡng cao, lại dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất khá cao nên được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.

Khoai tây là loại cây có yêu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng. Trung bình 1 tấn củ khoai tây lấy đi từ đất 5,86 kg N; 1,11kg P­2O5; 8,92 kg K2O. Với năng suất 15 tấn/ha, cây khoai tây lấy đi từ đất 88 kg N; 17 kg P­2O5; 134 kg K2O. Ngoài ra khoai tây còn lấy đi từ đất 19 kg CaO, 16 kg MgO. Tính ra để đảm bảo khoai tây có năng suất 15 tấn củ /ha với hệ số sử dụng phân bón trung bình là 50% thì cần bón cho 1 ha là 382 kg urê, 204 kg supe lân, 448 kg KCl.

Cũng như các loại cây có củ khác, khoai tây có nhu cầu đối với kali rất lớn và tỷ lệ cân đối đạm-kali cần được đảm bảo. Bón cân đối đạm-kali cho khoai tây có thể làm tăng năng suất củ là 47-102%, với hiệu suất là 1kg KCl cho 64-88 củ khoai tây. Do hiệu lực của phân kali lớn như vậy, cho nên ở những nơi thiếu phân kali cần tăng cường bón các loại phân bón giàu kali như phân chuồng, rơm rạ, tro bếp để bổ sung kali cho cây.

Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn, lại trồng vào vụ đông có nhiệt độ tương đối thấp nên phân hữu cơ phát huy tác dụng chậm và có những hạn chế, vì vậy bón phân vô cơ cho khoai tây là rất cần thiết.

Phân chuồng bón cho khoai tây cần được ủ hoai mục để có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho khoai tây nhất là trong điều kiện nhiệt độ thấp của mùa đông, đồng thời có tác dụng cải thiện các đặc tính vật lý của đất, làm tốt hơn chế độ không khí trong đất.

Thời kỳ bón phân cho khoai tây có ý nghĩa rấtlớn. Nếu bón không đúng lúc, bón muộn có thể dẫn đến cây tốt lá mà hình thành củ rất ít, củ lại nhỏ.

Thông thường, phân chuồng, phân lân được bón lót toàn bộ. Phân đạm cần được bón sớm, bón tập trung. Có thể bón lót 20% lượng phân đạm. Số còn lại chia ra bón 2 lần: sau khi mọc 15 ngày và 30 ngày, kết hợp với vun gốc.

Lượng phân bón cho khoai tây thay đổi tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên  cần đảm bảo cân đối giữa N, P, K. Tỷ lệ thích hợp cho khoai tây là: 1:0,5:1-1,25.

Lượng phân bón bình quân cho 1 ha khoai tây là: N: 120 kg; P2O5: 60kg; K2O: 120-150kg

Tính ra là : 260kg urê + 300kg supe lân+ 200-250kg KCl.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Ghẻ Khoai Lang Bệnh Ghẻ Khoai Lang

Bệnh ghẻ khoai lang (sphaceloma batatas) đang trở thành đối tượng gây bệnh chính, phân bố ở hầu hết những vùng trồng khoai, làm ảnh hưởng đến năng suất củ.

08/07/2013
Trồng Khoai Tây KT2 Trên Đất 2 Vụ Lúa Trồng Khoai Tây KT2 Trên Đất 2 Vụ Lúa

Giống khoai tây KT2 do Trung tâm Nghiên cứu cây có củ - Viện Cây lương thực - cây thực phẩm chọn tạo. Qua SX diện rộng tại tỉnh Hà Nam, chúng tôi có một số kinh nghiệm thâm canh giới thiệu để bạn đọc tham khảo:

08/07/2013
Cách Đặt Củ Khoai Tây Giống Cách Đặt Củ Khoai Tây Giống

Khoai tây là cây rau ăn củ, sự hình thành củ rất sớm, cây khoai mọc cao 20cm đã hình thành tia củ, tia củ được phát triển chủ yếu từ các rễ mọc ra ở gốc mầm đoạn 2cm cách củ giống.

05/08/2013
Trồng Khoai Tây Không Cần Làm Đất Trồng Khoai Tây Không Cần Làm Đất

Khác với kỹ thuật trồng khoai tây theo phương pháp truyền thống từ trước đến nay là làm đất, bón phân lót, lên luống, trồng, chăm sóc, vun gốc v.v… vụ đông 2009 vừa qua KS. Nguyễn Hữu Khương, cán bộ kỹ thuật công ty TNHH An Phú Nông đã trồng thử nghiệm thành công 2 mẫu khoai tây trên chân đất 2 vụ lúa bằng biện pháp kỹ thuật mới, kỹ thuật trồng không cần làm đất có che phủ rơm rạ cho năng suất cao, chất lượng khoai thương phẩm tốt mà chi phí sản xuất lại giảm nhiều.

08/08/2013
Một Số Bệnh Hại Cây Khoai Tây Vụ Xuân Một Số Bệnh Hại Cây Khoai Tây Vụ Xuân

Bệnh héo xanh hay còn gọi là héo rũ do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây nên. Đây là bệnh nguy hiểm và phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, trong đó có nước ta. Bệnh làm cây chết đột ngột và thối củ, lây lan nhanh, thường làm giảm năng suất rất nhiều, thậm chí mất trắng.

16/08/2013