Bơm Bột Vào Tôm Để Tăng Trọng Lượng

Đội QLTT số 15 phối hợp cùng Đội 6, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm, Công an TP.Hà Nội, Công an quận Hoàng Mai vừa kiểm tra cơ sở kinh doanh thủy sản ở phường Tương Mai quận Hoàng Mai, do Nguyễn Văn Cửu (trú tại xã Nga Liêm, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) làm chủ. Tại đây, có 4 nhân viên đang bơm bột Agar vào thân tôm sú đông lạnh, nhằm tăng trọng lượng, làm tươi, cứng và đẹp tôm.
Theo một cán bộ QLTT, trước khi đưa tôm ra thị trường, các chủ cơ sở kinh doanh phân loại, hòa tan bột Agar với nước, dùng kim tiêm bơm thạch vào tôm, đem ướp đá, chia ra các thùng xốp để mang đi tiêu thụ. Loại tôm bị bơm nhiều nhất là tôm càng xanh và tôm sú. Từng con tôm sau khi được phun độn thân sẽ phì ra, tròn vo múp míp. 1 kg tôm sau khi độn sẽ thành 1,2 - 1,3 kg; cỡ tôm cũng được nâng lên, ví dụ từ loại 30 con/kg, sau khi bơm sẽ chỉ còn 23 - 24 con/kg, do đó giá cũng tăng lên.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, từ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân xã Phương Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã chuyển sang trồng dưa Hoàng kim mang lại giá trị kinh tế cao.

Sau một thời gian dài tăng giá tới mức gần 40.000 đồng/kg bán tại vườn, thời gian gần đây giá chanh đã bắt đầu giảm.

Vài năm trở lại đây, nông dân Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao, như: chanh dây ở xã Nghĩa An, cam sành ở xã Sơn Lang và cây vải thiều ở xã Đông. Riêng cây vải thiều được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế hiện đang được bà con mở rộng diện tích khá nhiều.

Vụ xuân năm nay, huyện Tân Yên (Bắc Giang) trồng gần 1.700 ha lạc tập trung chủ yếu ở các xã: Phúc Hòa, Việt Lập, Quế Nham...

Thời gian qua, Đồng Nai thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, có những dự án phát triển vùng nguyên liệu sản xuất, chế biến để xuất khẩu những “siêu giống” mới có lợi thế vượt trội so với các giống truyền thống, như: cây siêu cao lương, cây cỏ Cực Đông số 6…