Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bội Thu Dứa Ngọt

Bội Thu Dứa Ngọt
Ngày đăng: 27/06/2012

Những ngày này, dọc tuyến Quốc lộ 14B, đoạn qua các xã Đại Hồng, Đại Sơn, Đại Lãnh (thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) luôn tấp nập cảnh người dân thu hoạch và mua bán dứa. Hàng trăm chiếc "xe trâu” chở dứa từ rẫy về tập kết tại nhiều điểm ven đường.

Theo một số người dân Đại Lộc, năm nay dứa được mùa nên thu nhập khá, ai cũng vui. Trung bình một hộ gia đình thu hoạch đến cả tấn dứa/ngày, bán tại chỗ giá khoảng 5 - 7 nghìn đồng/quả. Đa số được tiểu thương thu mua rồi chở đi tiêu thụ ở các chợ vùng Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi...

Anh Nguyễn Cứ (47 tuổi), trú tại thôn Hòa Hữu Đông, xã Đại Hồng cho biết: Tại thôn có khoảng 300 hộ trồng dứa. Mùa này, gia đình anh trồng 4 ha, đã thu được gần 300 triệu đồng. Thu nhập cao nhưng người trồng dứa khá vất vả bởi họ thu hoạch giữa nắng hè khắc nghiệt miền Trung. Cây dứa lại có nhiều gai nên khi chăm sóc, thu hoạch bị "châm" rất đau. Dứa chín, bà con phải tranh thủ thu hoạch thật nhanh, kẻo đàn voọc, đàn sóc từ rừng kéo ra "quậy phá" thường xuyên.

Theo thống kê, ở huyện Đại Lộc có khoảng 1.500 ha đất trồng dứa, tập trung chủ yếu ở những vùng đồi núi của xã Đại Hồng, Đại Lãnh, Đại Sơn, Đại Hưng, Đại Tân... Các hộ trồng dứa đều có lãi, bình quân khoảng 70 - 80 triệu đồng/ha. Những năm qua, nhờ phát triển trồng dứa mà nhiều hộ dân ở huyện Đại Lộc xóa được đói, giảm được nghèo. Gia đình chị Nguyễn Thị Tư (xã Đại Sơn) đã thoát nghèo sau mấy năm trồng dứa. Dù một mình nuôi mẹ già và 5 con nhỏ, nhưng gia đình chị mỗi năm thu nhập trên dưới 100 triệu đồng tiền bán dứa.

Có thể bạn quan tâm

Giải Cứu Loài Cá Bí Ẩn Trên Dòng Mê Kông Giải Cứu Loài Cá Bí Ẩn Trên Dòng Mê Kông

Một loài cá cực ngon, dáng đẹp, từng xuất hiện vô số trên sông Mê Kông nay đối diện nguy cơ tuyệt chủng, có tên trong Sách đỏ. Giờ đề cập đến tên chúng, những người sống bằng nghề "đâm hà bá" đều lạ lẫm, mỗi người nói về loại cá này một cách…

01/10/2011
Mô Hình Sản Xuất Và Chế Biến Ca Cao Khép Kín Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Sản Xuất Và Chế Biến Ca Cao Khép Kín Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Cây ca cao có mặt ở TP. Mỹ Tho từ trước năm 1980, lúc bấy giờ do khâu chế biến còn hạn chế và thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhiều hộ nông dân ở thành phố đã đốn bỏ cây ca cao và trồng các loại cây ăn trái khác

25/01/2012
Cao Su Bị Thú Lạ Cắn Phá Cao Su Bị Thú Lạ Cắn Phá

Ngày 29/2, ông Hồ Văn Ngưm - Trưởng phòng NN-PTNT huyện A Lưới (TT- Huế) cho biết, vài tháng trở lại đây khoảng hơn 40 ha cao su của hàng chục hộ dân ở xã A Roàng bị loài thú lạ về cắn phá gây chết cây trên diện rộng.

01/03/2012
Cây Cacao Phát Triển Tốt Trên Vùng Đất Nhiễm Mặn Cây Cacao Phát Triển Tốt Trên Vùng Đất Nhiễm Mặn

Trong những năm gần đây, phong trào trồng xen cây cacao trong vườn dừa, vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện Bình Đại, theo dự án phát triển 10.000 ha cacao của tỉnh Bến Tre, được nhiều nông dân hưởng ứng. Ông Phạm Văn Răng, ở ấp Vinh Xương, xã Vang Quới Đông (Bình Đại - Bến Tre) đã trồng thành công cây cacao trên vùng đất phù sa nhiễm mặn cách đây 3 năm.

15/05/2012
Dịch Lợn Tai Xanh Đang Có Nguy Cơ Lan Ra Diện Rộng Dịch Lợn Tai Xanh Đang Có Nguy Cơ Lan Ra Diện Rộng

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm chiều ngày 24/4, tại Hà Nội, ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y nhấn mạnh dịch lợn tai xanh đang có nguy cơ lan ra diện rộng, vì vậy các địa phương cần cảnh giác phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

26/04/2012