Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bội Thu Dứa Ngọt

Bội Thu Dứa Ngọt
Ngày đăng: 27/06/2012

Những ngày này, dọc tuyến Quốc lộ 14B, đoạn qua các xã Đại Hồng, Đại Sơn, Đại Lãnh (thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) luôn tấp nập cảnh người dân thu hoạch và mua bán dứa. Hàng trăm chiếc "xe trâu” chở dứa từ rẫy về tập kết tại nhiều điểm ven đường.

Theo một số người dân Đại Lộc, năm nay dứa được mùa nên thu nhập khá, ai cũng vui. Trung bình một hộ gia đình thu hoạch đến cả tấn dứa/ngày, bán tại chỗ giá khoảng 5 - 7 nghìn đồng/quả. Đa số được tiểu thương thu mua rồi chở đi tiêu thụ ở các chợ vùng Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi...

Anh Nguyễn Cứ (47 tuổi), trú tại thôn Hòa Hữu Đông, xã Đại Hồng cho biết: Tại thôn có khoảng 300 hộ trồng dứa. Mùa này, gia đình anh trồng 4 ha, đã thu được gần 300 triệu đồng. Thu nhập cao nhưng người trồng dứa khá vất vả bởi họ thu hoạch giữa nắng hè khắc nghiệt miền Trung. Cây dứa lại có nhiều gai nên khi chăm sóc, thu hoạch bị "châm" rất đau. Dứa chín, bà con phải tranh thủ thu hoạch thật nhanh, kẻo đàn voọc, đàn sóc từ rừng kéo ra "quậy phá" thường xuyên.

Theo thống kê, ở huyện Đại Lộc có khoảng 1.500 ha đất trồng dứa, tập trung chủ yếu ở những vùng đồi núi của xã Đại Hồng, Đại Lãnh, Đại Sơn, Đại Hưng, Đại Tân... Các hộ trồng dứa đều có lãi, bình quân khoảng 70 - 80 triệu đồng/ha. Những năm qua, nhờ phát triển trồng dứa mà nhiều hộ dân ở huyện Đại Lộc xóa được đói, giảm được nghèo. Gia đình chị Nguyễn Thị Tư (xã Đại Sơn) đã thoát nghèo sau mấy năm trồng dứa. Dù một mình nuôi mẹ già và 5 con nhỏ, nhưng gia đình chị mỗi năm thu nhập trên dưới 100 triệu đồng tiền bán dứa.

Có thể bạn quan tâm

Mổ xẻ nguyên nhân tôm chết hàng loạt ở Đồng bằng sông Cửu Long Mổ xẻ nguyên nhân tôm chết hàng loạt ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm phục vụ xuất khẩu. Nhưng nhiều năm nay người dân vẫn phải đối mặt với tình trạng tôm chết do bệnh dịch.

27/05/2015
Nông sản biên mậu tắc vì thiếu hợp đồng Nông sản biên mậu tắc vì thiếu hợp đồng

Vấn đề về tiêu thụ nông sản tiếp tục là chủ đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm trong cả những phiên thảo luận tổ cũng như bên lề của kỳ họp thứ 9. Đại biều của tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Thế Tuy đã cho biết thêm nhiều thông tin về câu chuyện dưa hấu ở cửa khẩu Tân Thanh.

27/05/2015
Khoai lang giá rớt mạnh do cung vượt cầu Khoai lang giá rớt mạnh do cung vượt cầu

Huyện Bình Tân (Vĩnh Long) là một trong những nơi sản xuất khoai lang xuất khẩu lớn nhất ở ĐBSCL cũng như cả nước, với diện tích dao động mỗi năm từ 8.000 - 10.000 ha. Hiện tại, nhiều nông dân trồng khoai ở Bình Tân cũng như các địa phương lân cận như Đồng Tháp, Cần Thơ… đứng ngồi không yên vì giá rớt thê thảm.

27/05/2015
Vụ tiêu năm 2014-2015 thất mùa nhưng được giá Vụ tiêu năm 2014-2015 thất mùa nhưng được giá

Vụ tiêu năm 2014 - 2015, các gia đình trồng tiêu ở huyện Phú Giáo (Bình Dương) rất phấn khởi vì giá tiêu tăng cao so với mọi năm, bình quân từ 170.000 - 200.000 đồng/kg. Nhiều gia đình nông dân đang muốn tăng diện tích cây tiêu nhưng Hội Nông dân huyện Phú Giáo đã cảnh báo không nên ồ ạt tăng diện tích cây tiêu, vì sẽ phá vỡ quy hoạch cây trồng của huyện và làm mất giá tiêu trong những vụ mùa tiếp theo.

27/05/2015
Nông dân trăn trở khi giá sen lao dốc Nông dân trăn trở khi giá sen lao dốc

Nếu như thời điểm trước Tết Nguyên đán giá sen khoảng 50 - 60 ngàn đồng/kg thì hiện nay giá sen lao dốc mạnh, chỉ còn 10 - 11 ngàn đồng/kg. Sen rớt giá trong khi năng suất mùa này khá thấp lại thêm ảnh hưởng tình hình dịch bệnh nên rất nhiều nông dân rất lo ngại.

27/05/2015