Bồi Dưỡng Kiến Thức Về Đề Án Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Cho Cán Bộ Chủ Chốt

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tổ chức hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức liên quan đến Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện.
Các báo cáo viên đã cung cấp nội dung chuyên đề về kinh nghiệm xây dựng mô hình liên kết hiện đại giữa doanh nghiệp và nông dân ở một số nước tiên tiến; những giải pháp vận dụng thực tiễn vào tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó, chỉ ra nhiều định hướng thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Đồng Tháp.
Việc tổ chức hội nghị cập nhật kiến thức về Đề án tái cơ cấu nông nghiệp là cần thiết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện trong việc nghiên cứu các nội dung, mục tiêu, giải pháp thực hiện đề án. Qua đó, tạo sự đồng thuận thông suốt trong cả hệ thống chính trị ở địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện đề án đạt kết quả cao nhất.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187BCC/Boi_duong_kien_thuc_ve_De_an_tai_co_cau_nong_nghiep_cho_can_bo_chu_chot.aspx
Có thể bạn quan tâm

Sau khi đi thực tế thăm mô hình trình diễn điểm thực nghiệm thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trên đất lúa ở tiểu vùng BT 10 và BT 11 xã Phú Thuận, các nhà khoa học, quản lý Nhà nước và nông dân đã cùng nhau thảo luận về hiệu quả, khó khăn, thuận lợi của mô hình, để có hướng tháo gỡ và đánh giá nhân rộng.

Xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được xem là “thủ phủ” của làng nấm Đông Nam Bộ giờ đây không còn những nụ cười tươi rói như ngày nào do hàng trăm hộ trồng nấm đang phải “treo trại”. Theo cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, sản phẩm của các làng nghề trồng nấm từ trước tới nay được thương lái thu gom chủ yếu xuất sang Trung Quốc.

Thái Nguyên là tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Bộ, tổng diện tích mặt nước toàn tỉnh có thể nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là 6.925 ha, trong đó 2.500 ha hồ chứa vừa (Hồ Núi Cốc), 1.140 ha hồ chứa nhỏ, 2.285 ha ao gia đình và 1.000 ha ruộng trũng có thể phát triển nuôi cá kết hợp cấy lúa…

Hiện Việt Nam có khoảng 60.000 héc ta hồ tiêu, nhưng theo qui hoạch phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2020 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì diện tích trồng loại nông sản này được giới hạn ở mức 50.000 héc ta.

Bắt đầu từ năm 2012, Công ty TNHH công nghệ sinh học phục vụ đời sống và sản xuât- thương mại và du lịch Thanh Mai đã đầu tư, áp dụng công nghệ sinh học sản xuất ra một loại thực phẩm giàu protein, vitamin tổng hợp có hoạt tính sinh học cao từ giống Tảo xoắn Spirulina – một nguồn dinh dưỡng quý giá của tự nhiên.