Bộ Y Tế Yêu Cầu Tăng Cường Phòng Chống Dịch Bệnh Do Các Chủng Virus Cúm

Bộ Y tế có công điện số 441/CĐ-BYT gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh do cúm A(H7N9) và các chủng virus cúm từ gia cầm lây sang người.
Bộ Y tế cho biết, hiện nay nguy cơ dịch bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người diễn biến phức tạp, gia tăng đột biến tại Trung Quốc và có nguy cơ rất lớn xâm nhập vào Việt Nam, đồng thời dịch cúm A(H5N1) có nguy cơ bùng phát trở lại tại các địa phương.
Tại Việt Nam, hiện chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H7N9) trên người và gia cầm. Tuy nhiên, trong tháng 1/2014, cả nước đã ghi nhận hai trường hợp tử vong do cúm A(H5N1) tại tỉnh Bình Phước và Đồng Tháp. Cả hai trường hợp này đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm bệnh.
Trước tình hình trên Bộ Y tế yêu cầu:
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường giám sát dịch bệnh cúm A(H7N9), cúm A(H10N8), cúm A(H6N1) và cúm A(H5N1) tại các cửa khẩu và tại cộng đồng.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống các chủng virus cúm lây truyền từ gia cầm sang người, cho người dân, trong đó lưu ý tới các đối tượng là khách du lịch đi đến những vùng có ổ dịch.
- Khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; không ăn tiết canh và sử dụng các sản phẩm chưa được chế biến hợp vệ sinh.
- Đẩy mạnh kiểm tra liên ngành, điều tra ngăn chặn và bắt giữ gia cầm nhập lậu qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép.
- Thực hiện tốt vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ tại các chợ bán gia cầm sống, nhằm hạn chế tối đa sự lưu hành của các chủng virus cúm gia cầm trong môi trường có thể lây sang người.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, nhiều nông dân ở xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy) đã áp dụng thành công mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP nhằm giải quyết lối ra cho sản xuất. Nhờ vậy nâng được khả năng cạnh tranh của hạt gạo hàng hóa, vừa tạo chuỗi giá trị bền vững thông qua liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.

Trên bình diện tổng thể, xuất khẩu (XK) thủy sản cả nước trong những tháng đầu năm 2015 chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất so với cùng kỳ trong vòng 5 năm qua, cả về số lượng và giá trị.

Từ sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác đa phương, khu vực và song phương. Về phía tỉnh, nhằm chủ động hội nhập quốc tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có các chương trình hành động; ngành Nông nghiệp tích cực triển khai các bước đi hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế; liên tục bổ sung, cập nhật và cụ thể hóa các bước đi vào các quy hoạch ngành và sản phẩm.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính đến đầu tháng 5/2015, tổng diện tích cây trồng bị hạn hán toàn tỉnh là 11.516,5 ha (chủ yếu là cà phê và lúa nước), lớn nhất từ trước tới nay.

Khi mà những công thức pha trộn thức ăn chăn nuôi (TĂCN) không còn là bí mật, các DN nhập khẩu nguyên liệu TĂCN lại “hầu” chủ trang trại tận chân răng, xu thế tự pha trộn TĂCN đang là lối thoát cho người chăn nuôi nhằm thoát khỏi tình trạng phải nuôi đại lí.